Thái Nguyên nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa

Thái Nguyên nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa

Thái Nguyên hiện có trên 1.000 di tích được bảo vệ, phát huy giá trị, trong đó 283 di tích đã được xếp hạng với một di tích cấp quốc gia đặc biệt, 52 di tích cấp quốc gia và 218 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, các cấp, ngành tại Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện công tác quản lý, tu bổ, phát huy giá trị di tích và đạt được nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, công tác quản lý và tôn tạo chưa đồng bộ nên nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, chưa có nhiều di tích được đầu tư trùng tu tôn tạo ở quy mô lớn, toàn diện mà hầu hết chỉ dừng ở mức chống xuống cấp là chính. Du khách đến thăm di tích quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa Điển hình một số di tích kiến trúc nghệ thuật có niên đại từ thời Lê, thế kỷ XVII-XVIII có giá trị tiêu biểu như các đình Phương Độ, Xuân La, Hộ Lệnh, chùa Úc Kỳ tại huyện Phú Bình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ. Một số di tích lịch sử như Nhà tù Chợ Chu (huyện Định Hóa), nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (tại huyện Đại Từ), đền Hích (huyện Đồng Hỷ)… đang xuống cấp. Người dân nhiều lần đề nghị tu bổ, tôn tạo để phát huy tối đa giá trị di tích nhưng địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. VOVTV / TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Măng vầu - sản vật mùa xuân của Bắc Kạn
  • Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
  • Về biển Châu Me hoang sơ đẹp tinh khôi và những món ngon khó cưỡng
  • Rượu làng Vân
  • Vãn cảnh chùa Bà Đanh
  • 'Trốn cả thế giới' trong quán cà phê lưng chừng đồi ở Đà Lạt
  • Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
  • Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Lai Châu
  • Những ngôi chùa nổi tiếng
  • Quán cà phê khiến khách nhớ về tuổi thơ