Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Lai Châu

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Lai Châu

Phát biểu Khai mạc, ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh, đây là diễn đàn, cơ hội để các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương lắng nghe các ý kiến góp ý, chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành Du lịch, nhằm góp phần nâng cao toàn diện chất lượng và hiệu quả của du lịch Lai Châu. Sau 2 ngày khảo sát, trải nghiệm sản phẩm du lịch tại Lai Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành mong muốn nhận được sự trao đổi, đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch tại các điểm du lịch đã khảo sát; đánh giá khả năng liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa tỉnh Lai Châu với các địa bàn khác trong trong khu vực và trên toàn quốc; đánh giá khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với các cơ quan quản lý; đưa ra những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đối mặt khi khai thác, phát triển sản phẩm du lịch và đề xuất các giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu để tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Lễ hội Then Kin Pang - nơi hội tụ văn hóa đặc sắc của người Thái trắng Lai Châu Sau khi đi tham quan, khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, các đại biểu dự Tọa đàm đã đánh giá về tiềm năng, thế mạnh của các điểm du lịch, sản phẩm du lịch tỉnh Lai Châu; đồng thời đưa ra thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành thành phố Thanh Hóa, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế Tây Nguyên cho rằng: Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, giao thông đi đến các điểm du lịch cộng đồng còn khó khăn, vì vậy tỉnh cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trên mỗi tuyến đường tạo các điểm dừng chân để du khách có thể check in những điểm views đẹp nhất. Mặt khác, Lai Châu cần giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà mang đậm bản sắc dân tộc và nhân rộng cách làm du lịch của người dân bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ. Ông Nguyễn Thế Dũng, đại diện Công ty Du lịch và Thương mại Sang Trọng Hà Nội nêu rõ: Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng thiếu thông tin, tỉnh chưa khai thác đúng cách và hiệu quả, công tác quảng bá còn yếu. Nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới, Lai Châu cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để nhiều khách du lịch biết đến; cần thay đổi hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng cách tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để quảng bá; thay đổi tư duy tiếp cận khách hàng. Mặt khác, tỉnh cũng cần có sự liên kết tuyến giao thông, liên kết các giá trị văn hóa với nhau để tạo các sản phẩm du lịch ấn tượng với du khách. Bà Trương Thị Thanh Bình, đại diện Công ty Du lịch TransViet Hà Nội nhấn mạnh: Sau khi đi khảo sát các điểm du lịch, bà thấy hạ tầng giao thông dẫn đến bản Sin Suối Hồ còn khó khăn, đường nhỏ và xuống cấp. Tỉnh cần đầu tư lại đường giao thông và xây dựng trạm dừng nghỉ tại điểm có views đẹp để du khách có thể chek in nhưng dựa trên bản sắc của Lai Châu, để du khách không cảm thấy nhàn chán và tạo sự phấn khích. Mặt khác, tạo sản phẩm đặc thù riêng cho Lai Châu, nhưng phải biết cách thổi hồn, tạo ra các câu chuyện để du khách dễ nhớ, có cảm tình. Tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cho rằng: Lai Châu - vùng đất được biết đến với khí hậu của vùng nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ. Nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và nền văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc. Giai đoạn 2016-2020 du lịch Lai Châu đưa vào khai thác 16 điểm du lịch, 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với doanh thu du lịch tăng bình quân 18%/năm. Trong giai đoạn mới, Lai Châu sẽ tiếp tục cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp với phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lai Châu phát triển”. Những ý kiến đóng góp, chia sẻ thẳng thắn của Tổng cục Du lịch, các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp lữ hành, tỉnh Lai Châu ghi nhận và tiếp thu nhằm tạo ra sản phẩm mới hội tụ đầy đủ các yếu tố “đặc thù, hấp dẫn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường” và hướng đến năm 2030 đón trên 5 triệu lượt khách du lịch. Trước đó, trong hai ngày (24-25/12), đoàn đã đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu như: Khu du lịch sinh thái đèo Hoàng Liên, khu du lịch Cầu kính rồng mây, bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, bản Lao Chải 2, bản Sin Suối Hồ... VOV/TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Phú Quốc Wildland Resort - viên ngọc xanh của biển
  • Rực rỡ sắc hoa huỳnh liên
  • Đường bao biển đẹp nhất Quảng Ninh đang dần thành hình
  • Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Kon Plông phát triển du lịch bền vững
  • Bình Dương vẫn tổ chức Đường hoa và Hội hoa Xuân Tân sửu
  • Có gì ở vùng đất Ninh Thuận “gió như phang, nắng như rang“
  • Con cà xỉu: Đặc sản có tên rất 'ngộ' của Hà Tiên nhưng lại khiến người ta mê mẩn
  • Đại thi hào Nguyễn Du - Kiệt tác Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh
  • Các món bánh dân dã ở Cao Bằng