Lạc vào hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á trên miền Tây Nguyên xanh

Lạc vào hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á trên miền Tây Nguyên xanh

Hang động núi lửa trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông. Ảnh: Nguyễn Chung Theo thông tin từ Ban quản lý, Công viên địa chất Đắk Nông có diện tích 4.760 km2, trải dài trên địa phận 6 huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông (Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G'long và TX.Gia Nghĩa). Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan. Đáng ngạc nhiên là cách đây khoảng 10.000 năm, núi lửa vẫn còn hoạt động, tạo nên hệ thống hang động núi lửa độc đáo, đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á. Đầu tháng 8, PV Thanh Niên có dịp cùng đoàn của Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông khám phá một số hang động núi lửa trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông. Các hang động núi lửa trong Công viên địa chất Đắk Nông cho đến nay được xác định chỉ liên quan đến núi lửa Nâm Blang tại xã Buôn Choah (H.Krông Nô) với tổng chiều dài gần 10.000 m. Ảnh: Công viên Địa chất Đắk Nông Hang C7 có chiều dài 1.067 m, được xác định là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á, tiêu biểu là các cấu tạo cuộn thừng, cấu tạo ống trong ống, cấu tạo bóng dung nham, các cấu tích dòng chảy dung nham khá phổ biến. Từ miệng hang xuống phía dưới sâu hàng chục mét nên muốn khám phá phải được trang bị đầy đủ các đồ nghề chuyên dụng. Ảnh: Công viên Địa chất Đắk Nông Miệng hang C3 được hình thành từ nguồn gốc thứ sinh do bị sập trần hang. Việc xuống hang dễ dàng hơn xuống hang C7. Ảnh: Nguyễn Chung Cửa hang núi lửa C3 trông huyền ảo và đầy kỳ bí. Ảnh: Nguyễn Chung Bên trong hang C3 có hàng loạt những cấu tạo điển hình đối với hang động dung nham, có giá trị khoa học và du lịch. Ảnh: Nguyễn Chung Bên trong hang động núi lửa C3. Ảnh: Nguyễn Chung Trong hang có các loại nhũ thứ sinh khá phát triển với màu trắng sữa dọc theo các khe nứt, dễ dàng quan sát được. Ảnh: Nguyễn Chung Những cấu tạo tiêu biểu trong hang động núi lửa. Ảnh: Nguyễn Chung Năm 2014, từ những công bố phát hiện về hệ thống hang động núi lửa khu vực Krông Nô của các nhà khoa học Nhật Bản, tỉnh Đắk Nông đã quyết tâm xây dựng Công viên địa chất Đắk Nông theo mô hình và định hướng phát triển tham gia mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Ảnh: Công viên Địa chất Đắk Nông Tháng 7/2018, tỉnh Đắk Nông mời đoàn chuyên gia thẩm định sơ bộ, đánh giá tiềm năng của Công viên địa chất. Sau đó, tỉnh đã trình hồ sơ lên tổ chức UNESCO xin đăng ký gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Sau khi thẩm định chính thức, Hội thẩm định của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ xem xét, đánh giá. Kết quả sẽ được công bố vào khoảng tháng 4.2020. Ảnh: Công viên Địa chất Đắk Nông Theo thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Xứ Nghệ đẹp lung linh trong những tấm hình ngược sáng
  • Hà Giang đón khách du lịch từ ngày 23/11
  • Lung linh sắc hoa Tớ Dày
  • Về xứ Đông thưởng thức bánh đa cua
  • Du lịch Hà Nội đưa yếu tố bền vững lên hàng đầu trong phát triển sau đại dịch COVID-19
  • Mẫu Sơn
  • Mũi Né
  • Lý Sơn sẽ tổ chức đua thuyền Tứ linh đón Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Nhà lấy cảm hứng từ hang Sơn Đoòng được báo quốc tế đánh giá cao
  • Nhắc ẩm thực xứ Nghệ không thể thiếu các món chế biến từ rươi