Lung linh sắc hoa Tớ Dày

Lung linh sắc hoa Tớ Dày

Hoa Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, người Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bải thường gọi là “Pằng tớ dầy” - dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Hoa đào rừng”. Hoa thường nở vào cuối năm dương lịch, trước hoa đào khoảng 1 tháng. Đây là loại hoa đặc trưng ở vùng núi phía Tây Bắc, trong đó có huyện Mù Cang Chải, là thứ "đặc sản" riêng có của núi rừng Tây Bắc và Mù Cang Chải, thu hút du khách và làm say đắm lòng người mỗi dịp tết đến, xuân về. Hoa chỉ có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực nở Hoa Tớ Dày thuộc loại cây thân gỗ, chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển Hoa Tớ Dày được người dân La Pán Tẩn trồng quanh nhà  Vào những dịp lễ tết, những nam thanh nữ tú người Mông lại cùng nhau chơi hội, du xuân dưới những tán hoa Tớ Dày Nam thanh, nữ tú người Mông xã La Pán Tẩn cùng nhau chơi trò chơi ném còn dưới gốc hoa Tớ Dày Ngày Tết đến xuân về, những người đàn ông Mông ở Mù Cang Chải đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự trai tráng của mình dưới gốc hoa Tớ Dày Tuấn Anh/ TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Về Đồng Tháp thưởng thức ẩm thực từ sen
  • Mùa đông lên thượng ngàn ăn cơm mới của đồng bào Bru - Vân Kiều
  • Bí ẩn về những cái giếng ở Hà Tĩnh
  • ATM gạo ở Tây Nguyên đến với bà con vùng sâu
  • Tiên Châu Tự - Ngôi chùa cổ nhất ở Vĩnh Long
  • Về Bình Dương nếm thử món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi
  • Bánh cuốn 'kỳ lạ' chan với nước lèo: Bán 60 năm tít trên cao nguyên đá
  • Chia sẻ kinh nghiệm du lịch 1 ngày ở Thái Bình
  • “Lạc bước chẳng muốn về” ở nơi được ví như Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên
  • Vườn quốc gia Tràm Chim - Một Đồng Tháp Mười thu nhỏ