Hải Dương: Phát triển du lịch chất lượng cao hậu Covid-19, phấn đấu đón 17 triệu khách vào năm 2050

Hải Dương: Phát triển du lịch chất lượng cao hậu Covid-19, phấn đấu đón 17 triệu khách vào năm 2050

Tác động của đại dịch Covid-19 Theo báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, năm 2020, các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh phục vụ ước đạt gần 1.000.000 lượt khách du lịch, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến tháng 9 năm 2021, số khách tham quan đạt hơn 800.000 lượt, giảm 99% so với cùng kỳ năm trước . Từ đầu tháng 5 đến nay, để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ 2 thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí đều phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động để thực hiện phòng, chống dịch bệnh. Vì thế, đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu, trong khi đó các cơ sở vẫn phải đảm bảo các khoản chi như: điện, nước, vệ sinh, tiền công cho nhân viên phục vụ, thuế và các chi phí triển khai phòng chống dịch… Số khách tham quan của tỉnh Hải Dương giảm 99% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: nguoichilinh Đến tháng 9 năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh có 345 cơ sở lưu trú thì hầu hết đều tạm dừng hoạt động, chỉ có các cơ sở lưu trú được phép đón khách cách ly y tế tập trung, công suất hoạt động bình quân của các cơ sở lưu trú ước đạt trên 10%. Hầu hết các cơ sở đều cắt giảm nhân sự, lao động; 100% các doanh nghiệp lữ hành phải dừng hoạt động hoàn toàn. Hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đều cắt giảm nhân sự, cho nghỉ việc không lương hoặc làm việc bán thời gian. Do đó, đội ngũ lao động tại các cơ sở lưu trú giảm tới 50%, tại các doanh nghiệp lữ hành giảm từ 70-90%. Tính đến tháng 9 năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương đã cấp thẻ cho 106 hướng dẫn viên, trong đó chỉ có một số ít hoạt động trên địa bàn tỉnh, đa số hoạt động trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tập trung tại các trung tâm du lịch lớn (nhiều nơi hiện đang trong vùng dịch, tâm dịch). Ngoài ra, theo thống kê, báo cáo của các cơ sở đào tạo nhân lực về du lịch trên địa bàn tỉnh, số lượng học viên đăng ký học các ngành liên quan đến du lịch tiếp tục giảm mạnh. Phát triển du lịch chất lượng cao Mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc ban hành Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” Đề án này được coi là có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng sau tác động của đại dịch Covid-19, tạo bước “đột phá” trong phát triển du lịch Hải Dương nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hải Dương trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đề án cũng đưa ra được dự báo về những chỉ tiêu phát triển ngành và những định hướng cơ bản bao gồm cả tổ chức lãnh thổ du lịch với hệ thống các khu, điểm, tuyến du lịch để phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 2021- 2025, 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hải Dương phấn đấu đón 17 triệu khách vào năm 2050. Ảnh: haiduong.gov.vn Theo nội dung đề án, đến năm 2025 tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu đạt 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 3,7 triệu lượt khách nội địa, Tổng thu từ du lịch đạt 7.450 tỷ đồng, Cơ sở lưu trú du lịch toàn tỉnh sẽ có 9.000 buồng lưu trú, toàn tỉnh có 35.200 lao động du lịch, trong đó có 12.600 lao động trực tiếp, 22.600 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Phấn đấu đến năm 2050, tỉnh Hải Dương đón 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 10 triệu lượt khách nội địa, Tổng thu từ du lịch đạt 102.500 tỷ đồng, Cơ sở lưu trú du lịch toàn tỉnh dự kiến 47.000 buồng lưu trú. Nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh sẽ có 210.500 lao động du lịch, trong đó có 75.200 lao động trực tiếp, 135.300 lao động gián tiếp ngoài xã hội, sản phẩm du lịch đặc thù có thêm 5-10 sản phẩm được đầu tư khai thác trong thực tiễn. Chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh đạt các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch phân khúc cao cấp. Cụ thể, Hải Dương sẽ phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên những tài nguyên du lịch duy nhất hoặc nổi trội, đặc sắc. Tiêu biểu là tour “Về với nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng sông Hồng” (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang); “Con đường khoa cử Việt” (làng Tiến sĩ Mộ Trạch, huyện Bình Giang kết nối với Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng - đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, huyện Nam Sách - đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, TP Chí Linh); “Con đường gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt” (thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách kết nối với Bảo tàng tỉnh, TP Hải Dương); Khu danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng danh thắng Phượng Hoàng có đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ, chùa Thanh Mai, hồ Thanh Long, hồ Bến Tắm, rừng phong lá đỏ, quần thể di tích đền Cao (An Lạc), chùa Ngũ Đài... Cùng với việc xây dựng sản phẩm, Hải Dương sẽ tăng cường quản lý dịch vụ du lịch gồm các đơn vị lưu trú, lữ hành, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, điểm tham quan. Chất lượng dịch vụ du lịch tại Hải Dương sẽ được nâng lên tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đồng thời sẽ triển khai hàng loạt nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách; quy hoạch; đầu tư; xúc tiến, quảng bá; ứng dụng khoa học công nghệ... để thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 - 2030... Theo Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm:

  • Tối nay truyền hình trực tiếp Lễ hội "Trầm hương Khánh Hòa - Linh khí của Trời Đất"
  • Địa điểm quay cảnh làng quê mộc mạc trong phim "Mắt biếc"
  • Bánh cuốn Cao Bằng có gì hấp dẫn?
  • Mê mệt sò huyết đầm Ô Loan
  • 7 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, Hà Tĩnh kết thúc áp dụng Chỉ thị 15
  • Hoa đào rực sáng trời đông Mù Cang Chải
  • Đền thờ Chử Đồng Tử
  • Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
  • Chùa Khải Đoan
  • Các loại bánh nổi tiếng đất Hải Dương