Các loại bánh nổi tiếng đất Hải Dương
Bánh dày Gia Lộc Bánh dày Gia Lộc ăn kèm với xôi nén tạo hương vị thơm ngon khó tả. Ảnh: haiduong.tintuc.vn Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo của xôi nếp, hoà quyện với mùi thơm của lá chuối, tạo nên một dư vị vô cùng độc đáo. Bánh dày ăn kèm với giò lụa hay chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương. Khách tới Hải Dương thường dừng chân ở thị trấn Gia Lộc để mua vài gói bánh đượm tình quê hương này về làm quà cho người thân, bạn bè. Bánh lòng Kinh Môn Bánh lòng chỉ có trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết đến xuân về. Ảnh: dulich.dantri.com.vn Bánh lòng từ lâu đã trở thành loại bánh đặc sản truyền thống ở vùng đất Kinh Môn, Hải Dương. Tuy nhiên, người ta không thấy thứ bánh này ở quán nước hay bất cứ phiên chợ nào, mà chỉ thấy trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết đón xuân về. Làm bánh lòng rất khó, và phải mất rất nhiều thời gian, công sức. Bánh lòng khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Bánh đậu xanh Bánh đậu xanh là món quà biếu, tặng đặc trưng của thành phố Hải Dương. Ảnh: dacsanvina.vn Có lẽ đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương là bánh đậu xanh. Du khách đến Hải Dương, ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Bánh được làm từ những nguyên liệu dân dã, dễ kiếm như đậu xanh, đường, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Điểm độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến. Bánh gai Ninh Giang Bánh gai là đặc sản không thể bỏ qua khi tới Hải Dương. Ảnh: diadiemdulich.com Bánh gai Ninh Giang nổi tiếng với vị dẻo, thơm ngậy, mang hương vị đặc trưng của miền quê Hải Dương. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Bánh đa gấc Kẻ Sặt Bánh đa gấc Kẻ Sặt. Ảnh: baomoi.com Thương hiệu bánh đa gấc Kẻ Sặt từ lâu đã nổi danh nhờ màu sắc bắt mắt, vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, vị thơm nồng của gừng và mùi hương gạo mới. Khác với các loại bánh đa khác, bánh đa gấc Kẻ Sặt được tráng 2 lần và cuộn tròn hình ống, giúp bánh đỡ bị vỡ vụn khi vận chuyển. Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng giờ đây, người ta cho thêm gấc vào để tạo màu đỏ hấp dẫn. Lan Hương