Khu Lưu Niệm Nhạc Sĩ Cao Văn Lầu
Khu Lưu Niệm Nhạc Sĩ Cao Văn Lầu Đường Ninh Bình, phường 2, thành phố Bạc Liêu, Phường 2, Thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu
Khu tưởng niệm Cao Văn Lầu thuộc phường 2, thành phố Bạc Liêu. Trước đây, khu lưu niệm là khu mộ của gia đình nhạc sĩ. Sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ chức các sự kiện quan trọng. Đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012.
Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu bao gồm nhiều công trình. Như khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng những người thân, tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Còn có khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải lương Nam Bộ. Đáng chú ý còn có khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngoài trời,…
Khi vừa đi qua cổng chính, du khách sẽ bắt gặp tượng đài ống tre nằm giữa khu lưu niệm. Tượng đài này chính là chiếc đàn kìm – biểu tượng của Đờn ca tài tử Nam Bộ. Đàn kìm được cách điệu từ đốt tre, phần đàn kìm được đục lõm tạo sự huyền bí, thiêng liêng. Còn gợi lên sự hoài niệm và tưởng nhớ về những người đã khuất. Đây cũng là nơi du khách thắp hương tưởng niệm.
Điều huyền bí, linh thiêng tại đây là các bậc thang lên đài ống tre được bố trí số bậc. Như số 2,4,8,16,32 và 64, tượng trưng cho cung bậc, nhịp phách của ca cổ cải lương. Cũng tương ứng với từng nghệ nhân sáng tác. Đó là: nhịp 2 của Cao Văn Lầu, nhịp 4 của Trịnh Thiên Tư, nhịp 8 của Lư Hòa Nghĩ. Nhịp 16 của Mộng Vân, nhịp 32 của Trần Tấn Hưng và nhịp 64 của Lý Khi.
Dẫn lên đài tre là lan can cầu thang bằng đá xanh Thanh Hóa được khắc họa hình dáng rồng. Dáng rồng hướng theo bậc thang kết hợp với vân mây tạo nên sự kết hợp đầy ý nghĩa. Vì Bạc Liêu được ví như là cái nôi đờn ca tài tử, phát triển mạnh nhất của Nam bộ. Sự phát triển và sức mạnh lan truyền của đờn ca tài tử này được ví như rồng.
Xung quanh tượng đài ống tre được khắc họa trên đá 20 bài tổ. Như 3 bản Nam, 6 bản Bắc, 4 bản Oán, 7 bản Bắc lớn. Đằng sau biểu tượng chiếc đàn Kìm là tượng đài nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Và nhạc phẩm “Dạ cổ hoài lang” Cao Văn Lầu được khắc ngay phía sau.
Sau biểu tượng đàn kìm là khu công viên với các biểu tượng các loại nhạc cụ. Những nhạc cụ này đều nằm trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Bao gồm sáo, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, ghuitar phím lõm,… Điểm khác biệt của vườn nhạc cụ này là các nhạc cụ hoàn toàn được tạc bằng đá xanh. Nhìn rất vững chắc và có hồn, màu sắc của đá hài hòa với màu xanh của cây xung quanh.
Bên trái là nhà trưng bày lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bên phải là các khối phục vụ. Cuối cùng là khối nhà biểu diễn loại hình đờn ca tài tử bố trí nằm trên hồ sen.
Nếu du khách muốn chiêm ngưỡng những tư liệu quý về nghệ thuật đờn ca tài tử. Hay ngắm nhìn hình ảnh của các nghệ sĩ, nghệ nhân cải lương tiêu biểu của Bạc Liêu thì khu trưng bày là nơi du khách nhất định phải tham quan. Bên trong có phục trang sân khấu của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Và những cảnh phục dựng đờn ca tài tử bằng sáp hay những nhạc cụ cổ của các nghệ nhân.
Du khách sẽ được tìm hiểu về thời hưng thịnh của đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam. Cũng như tìm hiểu đôi chút về hoản cảnh lịch sử của bản “Dạ Cổ Hoài Lang” (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Sau hơn 100 năm từ khi ra đời, bản tình ca bất hủ Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đến giờ vẫn làm rung động hàng triệu con tim người Việt vì chứa đựng những tình cảm, nghĩa phu thê sâu đậm.