Đắm say hoa văn thổ cẩm của người H'Mông ở Lào Cai

Đắm say hoa văn thổ cẩm của người H'Mông ở Lào Cai

Quảng trường Sa Pa, điểm check-in thu hút khách du lịch Với đồng bào dân tộc, thêu dệt thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo, cần cù của người phụ nữ. Ngay từ nhỏ, các cô gái đã được các bà, các mẹ dạy thêu, nhuộm vải, phối màu, dệt sợi... rồi không biết từ khi nào, thêu thổ cẩm đã trở thành nghề truyền thống, với những sắc màu rực rỡ và hoa văn tinh tế. Trước đây, những món đồ thêu thủ công này thường chỉ phục vụ cho gia đình Từ chỗ chỉ là sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm đã nhanh chóng trở thành mặt hàng lưu niệm độc đáo cho mỗi du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Những người phụ nữ dân tộc tỉ mỉ tạo ra những chiếc váy, bộ quần áo, hay những chiếc khăn với họa tiết thêu vô cùng bắt mắt Mỗi sản phẩm thêu hoàn thiện là tâm huyết của những người phụ nữ Thổ cẩm của người H’Mông Sa Pa có gam màu trầm khác hẳn với hoa văn sặc sỡ của các nhóm người H’Mông khác. Những sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ để may áo hoặc may váy. Một sản phẩm thêu vừa hoàn thiện được treo trong nhà của người dân tộc H'Mông Để thêu xong một mảnh vải phải ít nhất hai tuần còn hoàn chỉnh một bộ quần áo phải mất tới một năm. Với bàn tay khéo léo và thẩm mỹ tinh tế, người phụ nữ H’Mông khi làm sản phẩm luôn tỉ mỉ, đặc biệt là kiên trì đến cùng để hoàn thành sản phẩm. Để có được một sản phẩm đẹp, sự kiên trì, tỉ mỉ là điều không thể thiếu Nếu muốn tìm mua các sản phẩm thổ cẩm chất lượng, du khách nên tìm đến các làng nghề thổ cẩm lâu đời tại Sapa như Tả Phìn, Lao Chải, Mường Hoa... Một ngôi nhà homestay trên đường vào bản Tả Van Tại các làng này đều có các hộ gia đình thêu và bán thổ cẩm tại nhà. Du khách sẽ có cơ hội trực tiếp trải nghiệm một nghề truyền thống của bà con dân tộc, đồng thời hiểu thêm về nét đẹp văn hoá nơi đây. Một hình thêu hoa văn cầu kỳ của đồng bào dân tộc H'Mông Đến những bản người dân tộc ở Sa Pa, du khách vừa có thể tham quan, mua quà lưu niệm, lại có thể trò chuyện cùng những người phụ nữ dân tộc, tìm hiểu về nghề thêu thủ công truyền thống của họ Lưu giữ và phát triển nghề truyền thống, tạo những sản phẩm độc đáo thu hút du lịch là cách nhiều địa phương trong cả nước đang thực hiện. Nghề làm thổ cẩm ở Sa Pa đã và đang có những bước đi phù hợp để phát triển, góp phần bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao. Những hình ảnh đặc sắc về nghề thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc H’Mông sẽ xuất hiện trong chương trình "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3, với tập đầu tiên lên sóng vào 20h ngày 21/11 trên Kênh truyền hình Đài TNVN. “Phiêu lưu cùng Gulliver” Mùa 3 do Kênh truyền hình Đài TNVN VOVTV hợp tác với Tập đoàn Truyền thông Kansai TV (KanTele) của Nhật Bản sản xuất. 3 cặp người chơi tham gia Mùa 3 là: Thùy Anh – Quốc Khánh, Ngọc Thảo – Huỳnh Anh, Anh Vũ – Trần Vân. MC đồng hành cùng 3 cặp người chơi là Anh Duy. Xem lại các chương trình "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 2 tại đây. Lê Liên

Có thể bạn quan tâm:

  • Bánh gấc Ninh Giang – thứ quà Tết bình dị
  • Vườn dâu da đất Cái Tàu
  • Nà Khương
  • Những món ăn dân dã của Quảng Bình
  • Vị đại sứ yêu thích món thắng cố, đặc sản của người H'mông
  • Cắm trại qua đêm ở núi Thị Vải, trải nghiệm tuổi thanh xuân đáng nhớ
  • Đi Vũng Tàu nhất định phải ăn lẩu cá đuối !
  • Phiên bản 'Maldives bình dân' ở Huế
  • Tôn vinh các nghệ nhân và quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên
  • Bơ sáp, đặc sản Đắk Lắk