Bánh gấc Ninh Giang – thứ quà Tết bình dị
Nguồn gốc chiếc bánh gấc ra đời chính là từ chiếc bánh gai truyền thống. Qua nhiều năm phát triển, người trong nghề đã sáng tạo thêm loại bánh gấc này. Bánh gai truyền thống có lớp vỏ màu đen. Tuy nhiên, truyền thống của người châu Á cho rằng, nếu để dùng trong ngày Tết thì màu này không mang lại sự may mắn, vì thế đã thay lá gai bằng quả gấc, tạo nên màu đỏ may mắn. Bên cạnh đó, gấc lại là thứ quả có sẵn tại địa phương. Màu đỏ của quả gấc tượng trưng cho may mắn Để cho ra được những chiếc bánh gấc đúng cách, khâu chọn gấc vô cùng quan trọng. Gấc ở đây phải là những quả chín mọng. Sau đó, gấc được rửa sạch, cắt vỏ, cạo lấy thịt. Những quả gấc ngon sẽ cho phần thịt gấc rất dẻo, thơm bùi. Gấc đủ độ chín sẽ cho thịt gấc đỏ và thơm Thịt gấc sau đó lại được đem trộn với bột nếp tạo thành một thứ nguyên liệu dẻo dính rất đặc trưng của bánh gấc. Vỏ bọc bánh gấc là tổng hợp của thịt gấc, bột nếp, đường. Trong khi đó, phần nhân bánh là tổng hòa các loại nguyên liệu: hạt sen, mứt bí, đỗ xanh, dừa, dầu chuối. Sau đó, bánh gấc được xếp từng lớp vào nồi, đặt trên bếp hấp cách thủy khoảng trên dưới 1tiếng là sẽ có những mẻ bánh thơm ngon. Phần nhân của bánh gấc với nguyên liệu chính là đậu xanhKhâu gói bánhNhững chiếc bánh gấc mang đậm vị quê hương Trước kia, mọi khâu làm bánh đều bằng thủ công nhưng nay, các cơ sở sản xuất bánh gấc đều đầu tư máy móc để có thể sản xuất ra nhiều bánh hơn, giúp cho người làm nghề đỡ vất vả. Bánh gấc được sản xuất quanh năm nhưng cao điểm vẫn là dịp Tết Nguyên đán và đầu năm để phục vụ các lễ hội. Bánh gấc Ninh Giang, Hải Dương hiện không những có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, mà còn trở thành món quà đặc sản của nhiều người con xa quê. Bài: Lương Trang - Ảnh: Minh Chánh