Chinh phục Đà Lạt bằng những cung đường đèo huyền thoại

Chinh phục Đà Lạt bằng những cung đường đèo huyền thoại

1. Đèo Bảo Lộc Đèo Bảo Lộc là cung đường đèo cơ bản, phổ biến nhất cho chặng đường lên Đà Lạt từ các tỉnh thành phía Nam nói chung, và từ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đèo Bảo Lộc (còn gọi là đèo B’Lao, hay đèo Ba Cô) dài khoảng 10km, nằm trên dãy núi Lu Bu, thuộc thung lũng Đạ Huoai và cao nguyên Di Linh, nối thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, và xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đèo Bảo Lộc (còn gọi là đèo B’Lao, hay đèo Ba Cô) Đèo Bảo Lộc cách ranh giới Lâm Đồng - Đồng Nai 23km, cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. Đèo được xây dựng vào năm 1973, tổng cộng có khoảng 108 khúc cua ngoằn ngoèo và nguy hiểm trên toàn tuyến. Đường đèo Bảo Lộc tương đối nhỏ và thường xuyên có xe khách, xe tải lên xuống. Do đó, nếu đi tự túc bằng xe máy, du khách nên cẩn thận quan sát và vững tay lái. Cảnh núi non trên đèo Bảo Lộc Lộ trình căn bản từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua đèo Bảo Lộc sẽ là: quốc lộ 1A – Dầu Giây (Đồng Nai) – quốc lộ 20 – đèo Chuối – đèo Bảo Lộc – đèo Prenn – Đà Lạt. 2. Đèo Gia Bắc Đèo Gia Bắc (còn gọi là đèo Di Linh) dài khoảng hơn 10km, nằm trên tuyến quốc lộ 28, được hình thành đã hơn 100 năm. Đèo nối huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) với huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Đường đèo Gia Bắc không đủ rộng, gồm nhiều khúc cua tay áo, khúc cua gấp, nên được xem là một trong những đường đèo nguy hiểm trên cung đường nối thành phố biển Phan Thiết và thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Đèo Gia Bắc (còn gọi là đèo Di Linh) Với những người thích du lịch bụi bằng xe máy, trải nghiệm đèo Gia Bắc mang tính thử thách và chinh phục rất cao. Bên cạnh đó, cảnh quan dọc đường từ thiên nhiên rừng núi hoang sơ cho đến vực thẳm bất ngờ hiện ra cũng là những điểm hấp dẫn của cung đường đèo này. Trải nghiệm đèo Gia Bắc mang tính thử thách và chinh phục rất cao Lộ trình căn bản từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua đèo Gia Bắc sẽ là: quốc lộ 1A – Phan Thiết – quốc lộ 28 – đèo Gia Bắc – quốc lộ 20 (Di Linh) – đèo Prenn – Đà Lạt. 3. Đèo Đại Ninh Đèo Đại Ninh (còn gọi là đèo Lò Xo) thuộc tuyến quốc lộ 28B (còn được gọi là đường Lương Sơn – Đại Ninh), là một trong hai con đèo hiểm trở của tỉnh Bình Thuận (cùng với đèo Gia Bắc) trên cung đường nối thành phố biển Phan Thiết và thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Đèo Đại Ninh (còn gọi là đèo Lò Xo) Đèo Đại Ninh nối huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) với huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Từ hướng Phan Thiết lên Đà Lạt, cuối đèo Đại Ninh là quốc lộ 20, từ đây đến với thành phố ngàn hoa chỉ còn khoảng 50km. So với đèo Gia Bắc, đèo Đại Ninh có cảnh quan hoang sơ hơn, vắng xe hơn, thích hợp cho những hành trình trải nghiệm tự túc gần gũi thiên nhiên, không bị bó buộc bởi thời gian. Đèo Đại Ninh thích hợp cho những hành trình trải nghiệm tự túc gần gũi thiên nhiên Lộ trình căn bản từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua đèo Đại Ninh sẽ là: quốc lộ 1A – Phan Thiết – quốc lộ 28B – đèo Đại Ninh – quốc lộ 20 (Đức Trọng) – đèo Prenn – Đà Lạt. 4. Đèo Ngoạn Mục Đèo Ngoạn Mục (hay đèo Sông Pha, xưa kia được gọi là đèo Bellevue) dài khoảng 18km, nằm trên tuyến quốc lộ 27 ở ranh giới huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng). Đèo Ngoạn Mục được xem là một trong các đèo núi đẹp nhất Việt Nam, do men theo những sườn núi, nơi có suối thác cắt ngang, cảnh quan núi đồi hùng vỹ, cùng hệ thực vật rừng nguyên sinh đa dạng, đặc trưng. Đèo Ngoạn Mục (hay đèo Sông Pha, xưa kia được gọi là đèo Bellevue) Để chinh phục đèo Ngoạn Mục, những du khách ưa trải nghiệm đường dài bằng việc "mài mông" trên yên xe máy thường chọn đến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, từ đó mới qua đèo và thẳng lên Đà Lạt. Đèo Ngoạn Mục được xem là một trong các đèo núi đẹp nhất Việt Nam Lộ trình căn bản từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua đèo Ngoạn Mục sẽ là: quốc lộ 1A – Phan Rang - Tháp Chàm – quốc lộ 27 – đèo Ngoạn Mục – quốc lộ 20 (Đơn Dương) – đèo Prenn – Đà Lạt. 5. Đèo Khánh Lê Đèo Khánh Lê (còn gọi là đèo Omega, đèo Hòn Giao, đèo Bidoup, đèo Long Lanh, hay đèo Khánh Vĩnh) dài khoảng 29km, đi qua tuyến quốc lộ 27C, nối huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng). Đỉnh đèo có độ cao đến 1.700m, gần đỉnh núi Hòn Giao. Đèo Khánh Lê (còn gọi là đèo Omega, đèo Hòn Giao, đèo Bidoup, đèo Long Lanh, hay đèo Khánh Vĩnh) Đèo Khánh Lê nằm ở thung lũng Khánh Vĩnh và bắc ngang qua cao nguyên Di Linh để lên cao nguyên Lâm Viên. Đèo nằm trên trên cung đường chính nối thành phố Nha Trang với thành phố Đà Lạt (còn gọi là cung đường nối biển và hoa, nối hoa và biển). Đèo Khánh Lê mang một vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ, lúc đi qua rừng núi và vực thẳm hùng vĩ, khi thì bất ngờ "trốn tìm" trong làn sương mờ ảo, dù là ban ngày, lúc lại đột ngột trải dài qua cánh rừng thông xanh mướt. Với những đặc trưng như vậy, đèo Khánh Lê được dân ưa thích du lịch bụi ví von như chốn bồng lai tiên cảnh, tên sao cảnh thực vậy: đèo Long Lanh, long lanh thiệt! https://truyenhinhvov.vn/ Một đoạn đèo Khánh Lê trải dài qua cánh rừng thông xanh mướt Lộ trình căn bản từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt qua đèo Khánh Lê sẽ là: quốc lộ 1A – Nha Trang – quốc lộ 27C – đèo Khánh Lê – Lạc Dương – Đà Lạt. Theo Tổng cục Du lịch

Có thể bạn quan tâm:

  • Khu Du lịch quốc gia Mẫu Sơn đón khách trở lại
  • Thủ Sỹ - Ngôi làng có nghề đan đó hơn 200 năm
  • Đi đâu để thấy một Cà Mau rất đỗi nguyên sơ?
  • Để hát Then Tày, Nùng lan tỏa trong cộng đồng
  • Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch
  • Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu
  • Những địa chỉ mà bạn "nhất định phải đến" khi ghé thăm xứ Huế mộng mơ
  • Bạc Liêu: Cách ly gia đình người bán hàng rong do tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19
  • Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, Đà Nẵng
  • Món ngon Phú Yên đã đến là muốn thử