Bánh đa làng Dĩnh Kế
Vào những ngày nắng khi đi ngang qua làng Dĩnh Kế, ai nấy đều thích thú trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa tròn, trắng muốt, dọc theo quốc lộ 1A, trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà. Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm, đặc biệt nhộn nhịp vào những lúc nông nhàn. Những phên bánh phơi tròn dưới nắng ở làng Dĩnh Kế Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm nhưng nhiều nhất vào thời điểm nông nhàn, khi đã kết thúc mùa vụ. Đây là nghề có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác cho người dân trong làng Nguyên liệu chính để làm ra những chiếc bánh đa Kế là gạo loại ngon, được người chế biến, ngâm nước để căng mọng rồi xay nhuyễn, tạo thành bột mịn, trắng muốt Để làm những chiếc bánh đa thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực tế lại đòi hỏi một quá trình làm công phu và khéo léo của người thợ Anh Nguyễn Thi, người làm bánh lâu năm làng Kế, đang tráng bánh, một công đoạn quan trọng để làm ra những chiếc bánh đa hảo hạng Hạt vừng được rắc lên bề mặt bánh để tạo độ thơm ngon cho bánh đa Kế Bánh đa được tráng hai lần, sau khi lớp một chín nhưng vẫn còn ướt, lớp hai được trải đều ngay trên lớp một, tuy nhẹ tay nhưng phải đều và phẳng Sau đó được người thợ khéo léo lấy ra bằng cách quấn quanh một ống nứa rồi trải đều ra phên, để bánh không bị rách hay méo mó Phơi bánh cũng đòi hỏi kỹ thuật đúc kết qua nhiều năm. Nắng phơi bánh không quá nhạt nhưng cũng không được quá gắt và phải phơi cho đến khô kiệt, bánh mới giòn Mỗi ngày, một lao động làng Kế làm ra khoảng 250 tới 300 cái bánh đa thương phẩm Theo những người làm bánh làng Kế “Những năm gần đây sản phẩm bánh đa của làng Kế không chỉ cung cấp cho khách ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu khá nhiều, nhờ vậy giúp người làm nghề có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống” Những chiếc bánh đa Kế vàng lựng, thơm bùi, giòn ngọt mang đậm đà bản sắc, thể hiện được cái hồn cốt của món quà quê vùng đồng bằng Bắc Bộ Bánh đa Kế được đóng thành từng gói là món quà yêu thích của nhiều du khách khi đến Bắc Giang Lê Toàn/cpv.org.vn