Đền Thái Phó Nguyễn Văn Nghi đẹp cổ kính như "thành nhà Hồ thu nhỏ"

Đền Thái Phó Nguyễn Văn Nghi đẹp cổ kính như "thành nhà Hồ thu nhỏ"

Từ con đường bê tông rộng chừng hơn 2m thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nối QL45 đến khu di tích khoảng hơn 400m, ban đầu rất khó để hình dung ở đây tồn tại một ngôi đền cổ. Qua những rặng cây bạch đàn, một con đường đá lộ ra nối thẳng vào cổng đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi với hình vòm trông rất cổ kính như "Thành Nhà Hồ" thu nhỏ. Cổng đền được thiết kế theo hình mái vòm như kiến trúc "Thành Nhà Hồ" Đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi là một trong những ngôi đền cổ lâu đời và độc đáo đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia  vào năm 1990. Đền được xây dựng năm 1617 niên hiệu Hoàng Định dưới thời vua Lê Chính Tông (1600-1639) với diện tích 26.345 m2. Theo quan sát, đền được thiết kế bao gồm 2 vòng thành khép kín: thành đất (thành ngoại) ở ngoài, và thành đá (thành nội) ở phía trong. Tường thành nội được tạo thành bởi những khối đá lớn xếp chồng lên nhau Bên trong thành nội có gian nhà thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi. Trải qua bao thăng trầm thời gian, những khu nhà chính bị hư hỏng, đổ sập giờ chỉ còn lại gian nhà nối để thờ tạm Thái phó Nguyễn Văn Nghi trong khi chờ các ngành chức năng cho trùng tu, tôn tạo. Gian nhà thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi Trong khuôn viên đền thờ còn có nhóm tượng chầu bằng đá như võ sĩ, voi, ngựa... được tạc khắc theo lối tả thực rất sinh động. Tất cả đều rêu phong, nhuốm màu thời gian, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ. Tượng võ sĩ, ngựa, voi chầu hai bên ở lối vào đền Đền được trùng tu qua 2 lần. Lần thứ nhất do con trai Thái phó Nguyễn Văn Nghi là Nguyễn Khải đứng ra tu sửa vào năm 1627 và lần thứ 2 do cháu ngoại ông là Khắc Tuy cùng nhân dân 14 xã trong huyện Đông Sơn tu sửa vào năm 1631. Giếng cổ với bệ đá còn nguyên sau những thăng trầm thời gian Theo ghi chép, Thái phó Nguyễn Văn Nghi sinh năm 1515, mất năm 1584, ở làng Ngọc Bôi (nay là làng Kim Bôi, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Năm 1554 đời Lê Trung Tông, ông đỗ nhất giáp chế khoa. Ông là người đoan chính, trọng khuôn phép và giữ chức Hàn Lâm Hiệu Lý. Thái phó Nguyễn Văn Nghi được ca tụng là bậc Đại khoa ngôi cao chốn triều trung, vinh hoa chồng chất, phúc đức cao đầy, phúc cho nước, phúc cho dân. Ghé thăm ngôi đền cổ kính này, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian yên bình và thưởng thức những nét đẹp của những tác phẩm kiến trúc, nghệ thuật cổ quý báu còn được lưu giữ tại đây. Bài và ảnh: Phúc Tuấn (Báo Giao thông)

Có thể bạn quan tâm:

  • Bình Thuận và Ninh Thuận không tổ chức lễ hội Katê để phòng chống dịch COVID-19
  • Hang Rái
  • Đẹp đến 'đứng hình', cây cầu đi bộ ở Phú Thọ trở thành địa điểm check-in mới khiến giới trẻ 'sốt sắng'
  • Cầu Ngói có từ thời Hậu Lê bị 'làm mới' sai lệch
  • Đổi thay trên đảo ngọc Phú Quý - Bình Thuận
  • Dấu hiệu hồi phục du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Thái Nguyên mở tuyến xe buýt kết nối các di tích lịch sử, văn hoá
  • Động Puông
  • Hồ Suối Giai
  • Kỳ vọng du lịch Kon Tum khởi sắc sau dịch COVID-19