Xây dựng Tuyên Quang trở thành điểm đến hấp dẫn

Xây dựng Tuyên Quang trở thành điểm đến hấp dẫn

Homestay Nặm Đíp, xã Lăng Can  ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao Tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, định hướng của tỉnh, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về phát triển du lịch. Trong đó, cấp ủy chính quyền là chủ thể kiến tạo, doanh nghiệp và người dân là chủ thể trực tiếp thực hiện và hưởng lợi trong phát triển du lịch, nhất là trong kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm du lịch. Tập hồ sơ khoa học Khu Thiên nhiên Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên Quang) trình UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới, góp phần tạo lập thương hiệu quốc tế của du lịch địa phương. Tỉnh Tuyên Quang tập trung huy động nguồn lực, trọng tâm là lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và trong nhân dân để đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, đề án phát triển du lịch, nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch; giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, các điểm dừng chân, bãi đỗ phương tiện đường bộ, bến đậu phương tiện thủy…. Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch với nhiều loại hình (sản phẩm) du lịch khác nhau như: du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng... Địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, ưu tiên xây dựng các cơ sở đạt tiêu chuẩn cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế… phù hợp nhu cầu và xu hướng du lịch mới. Ngoài ra, tỉnh tập trung khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng; phát triển các sản phẩm du lịch mới như: ngắm cảnh, trải nghiệm theo mùa nông nghiệp; phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, ẩm thực đặc trưng của địa phương… Tuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, công tác bảo tồn, quản lý di sản, di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh; phát huy công nghệ thông tin và mạng xã hội trong tuyên truyền, quảng bá tiềm năng thế mạnh và sản phẩm du lịch đảm bảo chuyên nghiệp, tạo hiệu ứng, lan tỏa sâu rộng; tổ chức cuộc thi chuyên đề “Ảnh du lịch Tuyên Quang” định kỳ 2 năm/lần. Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn. Hồ Thủy điện Na Hang được coi là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá của Tuyên Quang Trọng tâm là: cơ chế chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng; phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; đào tạo nguồn nhân lực; truyền thông, xúc tiến quảng bá; xây dựng hạ tầng viễn thông; cơ sở lưu trú, dịch vụ; sản xuất sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch… Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang quản lý chặt chẽ, bảo vệ cảnh quan, môi trường hệ sinh thái tại các khu, điểm di tích, khu bảo tồn thiên nhiên; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Tỉnh chú trọng quản lý và thực hiện các quy hoạch du lịch; quản lý khai thác có hiệu quả, bền vững tài nguyên du lịch; bảo tồn, khai thác, phát huy bản sắc văn hóa; bảo vệ thương hiệu du lịch địa phương như nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; an ninh an toàn cho khách du lịch; xây dựng môi trường du lịch thật sự thân thiện; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh nhanh, bền vững… Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, đón trên 3 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 25.000 lao động; đến năm 2030, đón trên 5,5 triệu lượt khách du lịch, đóng góp vào GRDP toàn tỉnh từ 10% trở lên; tạo việc làm cho trên 35.000 lao động… VOVTV / TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Đắk Lắk chi hơn 10 tỷ đồng bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng
  • Ngọc Chiến
  • Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn miễn phí dịp Tết
  • Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7: Nơi cội nguồn tri ân
  • Tạp chí Anh gợi ý ăn bánh xèo ở TP.HCM
  • Hồ Thầu - cung đường du lịch trải nghiệm ấn tượng
  • Khám phá bí mật về dinh thự 150 tỷ của vua Mèo
  • Khám phá du lịch Suối Lồ Ồ - Đỉnh Đá Đỏ - Hang Rái
  • Mác kham - Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
  • Nhắc ẩm thực xứ Nghệ không thể thiếu các món chế biến từ rươi