Về đất rừng U Minh hạ khám phá nghề gác kèo ong

Về đất rừng U Minh hạ khám phá nghề gác kèo ong

Nghề gác kèo ong (người dân địa phương quen gọi là “ăn ong”) ra đời từ khi nào không ai nhớ rõ, chỉ biết đây là nghề truyền thống lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở xứ rừng U Minh. Ảnh: Trần Hiếu Đây là nghề khá nguy hiểm và cực nhọc nhưng đổi lại có thu nhập khá cao. Ảnh: Trần Hiếu Hàng năm, khi hoa tràm nở rộ thì nhiều đàn ong mật sẽ bay về làm tổ, những người dân sống giữa rừng tràm sẽ phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời. Ảnh: Trần Hiếu Để vào được khu rừng gác kèo ong phải đi qua nhiều đoạn đường sông, phải lội nước rất khó khăn. Ảnh: Trần Hiếu Đây là một nghề đặc trưng và không phổ biến tại Cà Mau nên nhiều du khách về với mảnh đất này vẫn thấy rất tò mò và muốn một lần trải nghiệm. Ảnh: Trần Hiếu Khoảng cuối năm là thời điểm chuẩn bị vào mùa gác kèo ong (từ tháng 8 đến hết mùa khô). Đây là dịp để người thợ trình diễn tay nghề và kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính của rất nhiều hộ gia đình theo nghề “ăn ong” lấy mật.. Ảnh: Trần Hiếu Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.. Ảnh: Trần Hiếu Ong mật nơi đây rất hung dữ, những người đi bắt ong và những người đi theo cần được bảo vệ bằng lưới che. Ảnh: Trần Hiếu Một trong những dụng cụ cần thiết để bắt ong là bùi nhùi để tạo khói đuổi ong đi trước khi lấy mật. Ảnh: Trần Hiếu Đối với những người đã gắn bó nhiều năm thì chúng như bị thuần phục. Khi lấy mật, họ không cần che chắn cũng không sao. Ảnh: Trần Hiếu Một ổ ong mật gồm hai phần chính là mật và sáp ong. Khi khai thác mật họ sẽ lấy gần như hết mật nhưng còn sáp phải chừa lại một phần ít nhất có thể để kích thích đàn ong đi lấy mật về nhưng phải đủ để chúng không bỏ đi Ảnh: Trần Hiếu Đường rút lui khi đã lấy mật xong cũng rất khó khăn và cần được các thợ nghề yểm trợ. Ảnh: Trần Hiếu Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản riêng của đất Cà Mau và nổi tiếng với chất lượng tốt nhất không nơi nào có được. Theo đó, chỉ có loài ong hút mật hoa tràm trắng vàng mới có thể cho loại mật màu vàng trong vắt với mùi hương hoa tràm dịu nhẹ và vị ngọt tinh khiết như mật ong rừng U Minh Hạ. Ảnh: Trần Hiếu Việc dập tắt bùi nhùi cũng rất đươc chú trọng, đây không chỉ vì "nồi cơm" mà còn vì trách nhiệm với tán rừng thân thương mà nhiều thế hệ ông cha họ đã gắn bó. Ảnh: Trần Hiếu Mật ong chính gốc được người dân bán tại nhà với giá 400 ngàn đồng mỗi lít. Ảnh: Trần Hiếu Cận cảnh cây kèo để ong bám vào làm tổ. Không phải kèo ong nào làm ra cũng có ong làm tổ, nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền của từng gia đình. Ảnh: Trần HiếuHiện nay, nghề gác kèo ong đã trở thành một sản phẩm du lịch được các khu du lịch sinh thái ở Cà Mau tổ chức thực hành để phục vụ khách du lịch trải nghiệm các công đoạn làm nghề, thưởng thức các sản phẩm từ ong... Với giá trị tiêu biểu, Nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4613/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019. Sau khi Nghề gác kèo ong được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Ủy ban Nhân dân hai huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) đã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân làm Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc trưng của vùng đất rừng tràm Cà Mau; phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững cho cư dân vùng rừng U Minh Hạ. PV/VOVTV

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội “Thống nhất non sông”
  • Quảng Trị tổ chức Lễ hội Thống nhất non sông và khai trương mùa du lịch biển đảo 2021
  • Cao Bằng: Xử phạt người không đeo khẩu trang theo quy định
  • Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
  • Thảm dã quỳ trên núi lửa
  • Một “Hạ Long giữa đại ngàn”
  • Đến Tây Nguyên, chớ quên thưởng thức đặc sản bò một nắng Krông Pa
  • Ghé thăm Bảo tàng Thế giới cà phê
  • Nga Sơn mùa cói
  • Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh