Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh
Di tích Đền Bia Các di tích tiêu biểu thờ ông tại Hải Dương bao gồm đền Xưa, chùa Giám và đền Bia đều là những di tích xếp hạng quốc gia và thuộc huyện Cẩm Giàng. Chùa Giám (thôn Tân Sơn, xã Cẩm Sơn) Chùa có tên chữ là Nghiêm Quang Tự, tương truyền có từ thời Lý. Điểm nổi bật của chùa Giám chính là tháp Cửu phẩm Liên Hoa đặt trong nhà phẩm, gồm 9 tầng tạo dáng những dài hoa sen, cao trên 6m, hình lục giác đều, trên thân tháp gắn 145 tượng Phật, phong cách kiến trúc điêu khắc cuối thế kỷ 17. Pho tượng của đại danh y được đặt ở nhà Tổ. Lễ hội diễn ra từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch. Khám thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh Khuôn viên Chùa Giám Đền Xưa (thôn nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ) Đền được xây dựng vào cuối thời Hậu Lệ, công trình hiện tại có kiến trúc hình chữ Nhị, đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật giá trị như: tượng Tuệ Tĩnh được tạc bằng gỗ đặt trong ngai thờ ở tiền tế và tượng đồng trong khám thờ ở hậu cung. Lễ hội hàng năm diễn ra trong ba ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch có lễ dâng hương, lễ tế, các trò vui có hát chèo, cờ người, chọi gà. Khuôn viên Đền Xưa Đền Bia (thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn) Đền là nơi thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh và tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (người mang nội dung tấm bia có di ngôn của Đại danh y Tuệ Tĩnh từ Trung Quốc về). Đền có kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, tả vu, hữu vu và các hạng mục như nghi môn, nhà bia… tạo thành quần thể kiến trúc khép kín đồng bộ. Di tích còn có nhà chẩn trị Đông y do Chi hội Đông y xã Cẩm Văn quản lý với bài thuốc cổ truyền và phương pháp chữa chẩn trị bằng thuốc nam trong đó có một số cây thuốc được trồng tại khuôn viên khu di tích. Hàng năm, du khách mọi miền đổ về đền Bia đông nhất vào dịp đầu năm mới và dịp lễ hội vào ngày 1 tháng tư âm lịch hàng năm. Ngoài việc tới đền tham quan, chiêm bái tại đền, du khách còn có thể tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí, mua đồ lưu niệm, xin chữ thư pháp đầu năm và tham quan vườn thuốc nam trong khuôn viên đền. Theo petrotimes.vn