TP.HCM: Top 5 bảo tàng nên ghé thăm khi đến thành phố mang tên Bác

TP.HCM: Top 5 bảo tàng nên ghé thăm khi đến thành phố mang tên Bác

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1. Giá vé: 30.000 đồng/ lượt (miễn phí vé cho trẻ em, người khuyết tật, người nghèo và giảm 50% giá vé cho học sinh, sinh viên và người trên 60 tuổi). Thời gian mở cửa: 8h00 - 11h30 và 13h00 - 17h00. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là nơi trưng bày về mỹ thuật cổ của một số nước Châu Á. Tòa nhà bảo tàng kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế tiếp nối vào công trình trước đó. Hiện, bảo tàng đang lưu giữ 12 Bảo vật quốc gia được Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định công nhận số 1426/QĐ-TTg ngày 01/10/2012; số 2599/QĐ-TTg ngày 30/12/2013 và số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở Số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP.HCM Các bảo vật quốc gia trên đều thuộc về nghệ thuật Hindu giáo, Phạt giáo của nền văn hóa Văn hóa Phù Nam - Óc Eo và văn hóa Champa (thế kỷ 2-17) ở Nam bộ và Trung bộ Việt Nam từ xa xưa. Những hiện vật này góp phần lưu giữ giá trị về mặt văn hóa lịch sử, tín ngưỡng tộc người cũng như làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Bảo tàng trưng bài nhiều hiện vật có giá trị. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP.HCM Để quảng bá và thu hút khách, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng ứng dụng công nghệ. Triển khai thử nghiệm từ tháng 6/2021, dự án “Bảo tàng tương tác thông minh 3D/360” của đơn vị này có mục đích phục vụ đối tượng khách tham quan từ xa. Bảo tàng Áo Dài Việt Nam Địa chỉ: 206/19/30 Long Thuận, P. Long Phước, Quận 9, TP Thủ Đức. Giá vé: 30.000 – 100.000 VNĐ/người. Thời gian mở cửa: 8h30 - 17h30 tất cả ngày trong tuần. Bảo tàng này là nơi lưu giữ hàng trăm bộ áo dài từ truyền thống đến hiện đại ở Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ được "chìm đắm" trong những mẫu áo dài của người Việt cùng những câu chuyện nằm sau từng thiết kế mà còn được tận tay tự may cho mình chiếc áo dài "độc nhất vô nhị". Giám đốc Bảo tàng Áo dài Việt Nam cho rằng, Việt Nam tự hào là đất nước có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc mang văn hóa của quê hương đến những nơi mình sinh sống, lan tỏa tới lớp trẻ để gìn giữ hồn thiêng, tâm tư, tình cảm của cha ông để lại không chỉ là trách nhiệm của mỗi nghệ nhân mà còn của mọi công dân nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo tàng Áo Dài Việt Nam là nơi lưu giữ hàng trăm bộ áo dài từ truyền thống đến hiện đại ở Việt Nam. Ảnh: Facebook Bảo tàng Áo Dài Việt Nam Cùng với đó, bảo tàng đang làm chú thích câu chuyện cho hiện vật trưng bày được kỹ càng hơn để khách có thể tự theo dõi, tìm hiểu mà không cần thuyết minh viên, đồng thời phát thông tin thuyết minh qua hệ thống loa… nhằm hạn chế việc tiếp xúc giữa người nói và người nghe. Nhân kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11), kỷ niệm 7 năm ngày dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đơn vị này đang tổ chức Ngày hội di sản với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng. Đây là chuỗi hoạt động cộng đồng đầu tiên của Bảo tàng Áo dài Việt Nam, góp phần cùng thành phố kích cầu du lịch nội địa. Song song đó, giữa tháng 11/2021, đơn vị vừa đưa vào trưng bày triển lãm chuyên đề “Đường kim mũi chỉ”, dự tính tổ chức những chương trình biểu diễn các loại hình di sản phi vật thể trên sân khấu nổi, tái hiện không gian “Chợ quê”... Theo đó, các hoạt động này được tổ chức riêng lẻ ở nhiều địa điểm tránh tập trung đông người, đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch. Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1 Giá vé: Miễn phí Thời gian mở cửa: 8h đến 16h30, trừ 2 ngày cuối tuần. Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố (Quận 1), cùng địa chỉ và trục đường với Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ hàng chục ngàn mẫu đá, các lõi khoan cùng nhiều sưu tập mẫu khoáng sản… có niên đại hàng triệu năm. Bảo tàng tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố. Ảnh: Bảo tàng Địa chất TP.HCM Bảo tàng được thành lập năm 1954, với những hiện vật có giá trị cao. Các viên đá ở đây giúp cung cấp kiến thức trực quan về ngành cổ sinh học. Đặc biệt, bảo tàng còn lưu giữ những mẫu vật địa chất được thu thập được ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần vào việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Bảo tàng Địa chất TP.HCM Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Giá vé: 40.000 đồng. Giờ mở cửa: Từ 7h30 - 18h00 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi lưu giữ một quá khứ hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược. Đồng thời, bảo tàng cũng là lời tố cáo đánh thép đối với chiến tranh và nêu bật được hậu quả đầy tàn khốc mà nó để lại. Sau khi Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 4/9/1975, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy bắt đầu mở cửa đón khách. Đến ngày 10/11/1990, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược và đến ngày 4//7/1995, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ra đời. Bức tranh đầy xúc động được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh hiện đang lưu đang lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, tài liệu, phim ảnh có giá trị lịch sử. Đến với bảo tàng, du khách sẽ được trở về với quá khứ oanh liệt một thời của Việt Nam cũng như cảm nhận được sâu sắc nỗi đau mà chiến tranh mang lại cho con người, đất nước ta. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, Quận 1. Giá vé: 30.000 đồng. Giờ mở cửa: 7h30 - 17h00 từ thứ Hai đến Chủ nhật Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là trưng bay và lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật, bằng chứng lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bảo tàng có diện tích 1.700m2, được chia thành 10 phòng trưng bày với các chủ đề khác nhau: “Địa lý - hành chính Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh”, “Thiên nhiên – khảo cổ”, "Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp", “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”, "Tiền Việt Nam" “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”, “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”.... Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc độc đáo Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến thu hút khách du lịch xa gần không chỉ bởi giá trị "lưu giữ lịch sử" mà còn bởi kiến trúc độc đáo. Bảo tàng được thiết kế theo phong cách phục hưng, cổ điển, là sự kết hợp của lối kiến trúc Á - Âu. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành địa điểm check-in của nhiều bạn trẻ. Ngọc Bích (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

  • Hưng Yên: Điểm đến cho những ai yêu thích du lịch văn hóa, tâm linh
  • Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
  • Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng tại Lai Châu
  • Xu hướng tìm kiếm về du lịch giảm mạnh năm 2021
  • Quảng Ngãi dừng đề án xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh
  • Đảo Lý Sơn
  • Măng cuốn thịt
  • 140 người từ nước ngoài về cách ly tại Sóc Trăng đều âm tính với SARS-CoV-2
  • Pleiku phấn đấu đón trên 2,5 triệu lượt du khách vào năm 2030
  • Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Nha Trang