Độc đáo trái dừa khô Bến Tre

Độc đáo trái dừa khô Bến Tre

Thấy dừa thì nhớ Bến Tre Thấy bông lúa đẹp... ...thương về Hậu Giang. “Bến Tre dừa ngọt sông dài/Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh”. Đến Bến Tre, ai cũng tìm đến với dừa. Gần như cây dừa không bị bỏ đi phần nào. Sự hữu dụng từ trái dừa nói riêng và cây dừa nói chung đã mang lại những giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho tỉnh Bến Tre với kim ngạch xuất khẩu lên đến 200 triệu USD/năm, chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động điạ phương. Vận chuyển dừa bằng ghe, thuyền đến các nhà máy, đại lý thu mua. Đây là phương tiện vận chuyển thuận tiện nhất ở Bến Tre. Du khách nước ngoài thích thú xem tách vỏ dừa, công đoạn đầu tiên sơ chế ra những sản phẩm từ trái dừa. Chiết xơ dừa. (Xơ dừa được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng như : lưới xơ dừa, chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa…). Chiết xơ dừa. Bổ dừa.(Khi bổ đôi trái dừa, nước dừa được giữ lại để cung cấp cho các nhà máy chế biến nước giải khát, làm thạch dừa…). Cạy cơm dừa. (Cơm dừa được dùng làm nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm nước cốt dừa, dầu dừa, sữa dừa, kẹo dừa…). Cơm dừa được sửa đẹp hơn sau khi được cạy ra. Cơm dừa được rửa sạch sẽ trước khi đóng thùng cung cấp cho các nhà máy. Ngay từ sáng sớm, các xưởng sơ chế dừa khô ở Bến Tre đã nhộn nhịp với tiếng chặt, tiếng bổ, tiếng bào dừa và tiếng cười của người lao động. Dừa khô được các thương lái thu gom chuyển đến các xưởng dừa bằng ghe, thuyền. Đầu tiên, trái dừa khô được tách lớp vỏ bên ngoài, xơ dừa đem đi se sợi làm dây, làm bao bố, hay đồ thủ công (như thảm xơ dừa, nón xơ dừa...). Nước dừa được dùng để chế biến nước giải khát, làm thạch dừa. Trái dừa được bổ đôi và cơm dừa được tách ra một cách khéo léo khỏi gáo dừa. Gáo dừa được mài nhẵn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, như: chén dừa, tô dừa; hay cắt nhỏ để làm giỏ xách, rổ... Từ cơm dừa có thể chế biến thành khá nhiều loại sản phẩm khác nhau như bột dừa, bột chiên xù, sữa dừa, bánh dừa, bánh tráng dừa, kẹo dừa, xà bông... và giá trị cao nhất là dầu dừa ép lạnh (dùng làm mỹ phẩm như dầu ủ tóc, dầu gội, mặt nạ dưỡng da, son môi...). Ép khuôn kẹo dừa trong một cơ sở gia đình sản xuất kẹo dừa. Đóng gói kẹo dừa trong một gia đình sản xuất kẹo dừa ở 7C, ấp Phú Hào, xã Phú Hưng, TP Bến Tre. Nông dân trồng dừa. Công nhân xưởng dừa (chị Lê Thị Mái, công nhân công ty TNHH dừa Mười Hiền). Phơi và gom mụn dừa đã khô trong nhà kính. Sàng loại bỏ xơ dừa. Xịt nước và ngâm để loại bỏ Tanin và Lignin (chất chát) tại chi nhánh công ty TNHH SX TM DV XNK Hồng Phúc. Các loại phế phẩm từ trái dừa vẫn có giá trị riêng: Gáo dừa khi nghiền nhỏ và nén lại thành than dừa. Than dừa có độ cháy cao và lâu, lại không độc hại; những mụn xơ dừa và phần xác các loại (từ cơm dừa) thì được đem đi tách ủ làm phân bón, hay trộn với đất làm xốp đất trồng cây. Một bình đựng tích nước trà nóng được làm từ vỏ trái dừa. Đêm khai mạc lễ hội dừa Bến Tre lần thứ 5 (năm 2019). Từ 2009, lễ hội dừa được tổ chức với quy mô cấp địa phương và dần được mở rộng. Đến năm 2012, lễ hội dừa Bến Tre được nâng lên tầm quốc gia. Thật bất ngờ với trái dừa khô bé nhỏ nhưng lại tạo ra rất nhiều sản phẩm hữu ích cho đời sống. Nam Phương - Quỳnh Diễm/baotnvn.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Các ngày lễ, Tết và ngày cấm của dân tộc Dao ở Cao Bằng
  • Chùa Chén Kiểu
  • Bạc Liêu: Tăng cường đảm bảo an ninh tại các khu cách ly sau vụ người bán hàng rong tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19
  • Chợ nổi Ngã Năm
  • Cố đô Hoa Lư lung linh trong đêm hoa đăng cầu Quốc thái dân an
  • Ngỡ ngàng Mũi Cà Mau
  • Những địa danh Việt Nam nổi tiếng qua phim ảnh
  • Rừng Bình Châu - Phước Bửu
  • Bánh Ngải của người Tày
  • Khám phá Việt Hải – làng chài thơ mộng ít người biết ở đảo Cát Bà