Rực rỡ chợ phiên San Thàng

Rực rỡ chợ phiên San Thàng

Màu sắc phiên chợ luôn hấp dẫn du khách phương xa Chợ phiên San Thàng nằm cách trung tâm TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu khoảng chừng 5km và đã có từ khá lâu đời. Chợ San Thàng xưa còn được gọi là chợ Tam Đường Đất, nghĩa là chợ nằm trên đất của Tam Đường. Nguyên nhân sâu xa của tên Tam Đường Đất là do trước khi tách tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên như hiện nay, chợ thuộc thị trấn Tam Đường của thị xã Lai Châu. Sau khi tách tỉnh, thị trấn Tam Đường nhường chỗ cho TP. Lai Châu nhưng chợ vẫn được giữ lại hoạt động. Từ nhiều đời nay, đi chợ phiên San Thàng đã trở thành một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của bà con dân tộc Mông, Dao, Pú Nả, Giáy, Lự, Thái… nơi đây. Từ tờ mờ sáng, bà con dân tộc trong tỉnh không quản ngại đường xá xa xôi, mang đủ các loại nông sản đến chợ, từ gà, lợn, chó, mèo đến các loại rau, củ, quả, bánh trái… Chợ phiên San Thàng đầy ắp các loại rau, củ, quả do bà con tự tay vun trồng Mướp đắng bày trên đất phủ bạt Mướp đắng bó thành từng túm xinh xinh Bí ngô bày cùng với... gà Tam thất có giá bán từ 300.000-350.000 đồng/kg Lan rừng cũng được bán rất nhiều tại chợ phiên San Thàng Đủ các loại nông sản tươi ngon Các loại rau củ vùng cao xanh non mơn mởn, mùa nào thức nấy cũng khiến bao du khách thành thị thèm thuồng. Chẳng cần quầy kệ như ở dưới xuôi, những mặt hàng được bày ra ngay dưới nền chợ bằng những tấm nilông. Phiên chợ đông vui, rộn ràng trong sắc màu váy áo của đồng bào các dân tộc Nhưng điều hấp dẫn nhất đối với du khách phương xa khi đến chợ San Thàng là những gánh hàng bán đồ ăn vặt như bánh rán, bánh bỏng, bánh dẻo, bánh cắt, bánh trắng, bánh tẻ, bánh dày, bánh bò… làm từ bột gạo nếp nương mới thơm ngon. Bánh rán là món ăn vặt đắt hàng Một quán bánh rán tấp nập người ra vào Đi chợ phiên đã trở thành thói quen sinh hoạt hàng tuần của đồng bào dân tộc ...nơi chị em mua sắm đồ làm đẹp cho bản thân Chị Lù Thị Bảy, người dân tộc Dao, ngồi trước mẹt hàng với dăm ba củ sắn, củ khoai, chút măng rừng và một chậu ngô rang cho chúng tôi biết đi chợ San Thàng đã trở thành nếp quen của chị nhiều năm nay. “Mỗi phiên chợ kiếm được ít tiền thôi nhưng vui lắm. Lần nào bận việc không đi được thì thấy buồn”, chị Bảy cho biết. Những chiếc khăn thổ cẩm nhiều màu sắc luôn là điểm nhấn của các phiên chợ Những người phụ nữ dân tộc lớn tuổi vẫn đi chợ như một thói quen nhiều chục năm nay Chợ San Thàng không chỉ là nơi bà con dân tộc quanh vùng tụ họp mua bán trao đổi hàng hóa mỗi thứ 5 và chủ nhật hàng tuần mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình. Đời sống ngày càng phát triển, các phiên chợ vùng cao dần đã mai một phần nào bản sắc vốn có. Nhưng đến với chợ phiên San Thàng, màu sắc, không khí và tấm chân tình, thật thà vốn có của đồng bào dân tộc vẫn thật ấm áp. Vì vậy mà du khách khi đến với Lai Châu mà chưa ghé chợ phiên San Thàng có lẽ sẽ là một thiếu sót lớn. Lê Liên

Có thể bạn quan tâm:

  • Người Dao đỏ Yên Bái có món ngon dân dã chế biến từ củ tao
  • Những bức ảnh chứng minh vì sao "Hội An là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019"
  • Nỗ lực vươn lên của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hiệu quả từ liên kết du lịch
  • Du lịch Quảng Ninh vào chặng đua mới
  • Top 10 món ngon phải thử khi du lịch Đắk Lắk
  • Vương cung Thánh đường Sở Kiện - Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam
  • Han Sara cũng đã "đếm cừu" rồi, chỉ còn đợi bạn nữa thôi!
  • Kỳ công nghề làm bún Song Thằn tiến Vua ở đất võ Bình Định
  • Món ngon Thanh Hóa