Quảng Nam: Hỗ trợ người dân tu bổ khẩn cấp di tích phố cổ Hội An

Quảng Nam: Hỗ trợ người dân tu bổ khẩn cấp di tích phố cổ Hội An

Du khách quốc tế tham quan Phố cổ Hội An. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An Phạm Phú Ngọc cho biết từ ngày được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999 đến nay, với nhiều nguồn vốn khác nhau, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đã hỗ trợ hơn 152 tỷ đồng để trùng tu, bảo vệ khẩn cấp các di sản đang bị xuống cấp. Tổng cộng 424 công trình di tích thuộc sở hữu Nhà nước và di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập thể được trùng tu, tôn tạo các hạng mục chính như mái ngói, kết cấu khung gỗ, cột trụ, tường nhà, mái kèo và nhiều hạng mục kiến trúc khác bị xuống cấp do tác động của thời gian. Sau khi được trùng tu, các di tích đều phát huy tốt hiệu quả sử dụng, góp phần giữ gìn “bảo tàng sống” về lịch sử, kiến trúc, dân cư đô thị phố cổ Hội An. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn chia sẻ di sản văn hóa thế giới Hội An gắn liền với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí cho người dân sửa chữa, trùng tu di tích, thành phố Hội An sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, làm cho người dân thực sự trở thành chủ nhân của di sản. Hiện tại, thành phố Hội An được các chuyên gia khuyến khích trong việc số hóa và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chi tiết về di sản, bao gồm các công trình kiến trúc, lịch sử phát triển, các tập quán, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư để làm cơ sở bảo vệ tốt hơn di sản quý giá này. Thành phố Hội An hiện có 1.432 di tích, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh và 1.358 di tích nằm trong danh mục bảo vệ. Áp lực từ dân cư và đô thị hóa đã và đang có tác động lớn về nhiều mặt đến “bảo tàng sống” về lịch sử, kiến trúc và nét thuần hậu của Hội An. Hiện tại, các ngành chức năng thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam đang tiến hành góp ý, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung vào Quy chế bảo vệ Di sản Văn hóa thế giới Hội An để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành trong thời gian tới, nhằm bảo vệ di sản ngày càng tốt hơn./. Đoàn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm:

  • Về thăm làng nghề làm mây tre đan Tăng Tiến
  • Lý Sơn rộn ràng chuẩn bị Lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân Tân Sửu
  • Đường bao biển đẹp nhất Quảng Ninh đang dần thành hình
  • Ba Khan
  • Đặc sắc ẩm thực vùng cao
  • Vùng đất tận cùng của Tổ quốc có món ăn khiến người ta đổ mồ hôi, chảy nước mắt
  • Về xứ võ “đừng quên” thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
  • Nghề thêu, dệt truyền thống của người dân tộc Thái ở Điện Biên
  • Phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên tại khu cách ly tỉnh Tiền Giang
  • Khám phá vẻ đẹp hang động Chua Ta ở Điện Biên