Nức tiếng làng bột Sa Đéc trăm năm tuổi
Bể chứa bột tươi thành phẩm chờ đóng gói, vận chuyển cho các nhà máy chế biến thực phẩm Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo. Từ nguồn nguyên liệu phong phú là tấm (gạo khi xay xát bị bể vụn), làng bột gạo Sa Đéc đã hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Ngay thương hiệu lớn như bột gạo lứt Bích Chi cũng liên quan tới làng bột nổi tiếng này, khi "ông tổ" của thương hiệu này là ông Trần Khiêm Khánh sinh ra ở Sa Đéc. Lúc nhỏ, con gái Bích Chi thường uống nước cháo gạo lứt, ông thấy con mình khỏe mạnh nên nảy sinh ý định xay bột rồi bén duyên với nghề này từ đó. Theo UBND TP Sa Đéc, hiện làng nghề có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và Tân Phú Đông, mỗi năm cung ứng cho thị trường 30.000 tấn bột gạo. Ông Phan Phước Sanh (67 tuổi) cho biết khi phơi bột phải phủ lên lớp giấy để bột đẹp màu và mau khôBà Lê Kim Cúc cuộn các sợi hủ tiếu thành phẩm để đem phơi khô Dùng máy làm sạch các tạp chất, bụi bẩn bám trên hạt gạo tấm, đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình làm bột Bột được vận chuyển xuống các ghe để đưa đi tiêu thụVào làng bột gặp cảnh phơi bột. Việc phơi bột thường bắt đầu vào sáng sớm khi nắng lên Sản phẩm bột gạo gồm 2 loại: bột tươi cung cấp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm và bột khô dùng dự trữ, chế biến dần. Từ bột gạo Sa Đéc, người ta làm ra phở, hủ tiếu, bún, bánh canh, bánh ngọt và các sản phẩm ăn liền... Thực phẩm được chế biến từ bột Sa Đéc dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng. Hiện nơi đây là đầu mối cung ứng bột cho các tỉnh miền Tây, TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và một số nước châu Âu. Hồng Điệp, theo tuoitre.vn