Ngôi chùa thiêng nghìn năm tuổi án ngữ dưới chân đồi thông ở Hà Nam

Ngôi chùa thiêng nghìn năm tuổi án ngữ dưới chân đồi thông ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (chùa Đùng) có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Chùa tựa lưng vào núi, hai bên là "tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ", bên trong chùa với nhiều cổ vật thiêng liêng, một dấu ấn của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Trọng Trinh Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Một vài năm trở lại đây ngôi chùa đang được tu sửa, nâng cấp khang trang hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Ảnh: Trọng Trinh Bức tượng khổng lồ với khuôn mặt dữ tợn án ngữ trước cổng vào ngôi chùa. Ảnh: Trọng Trinh Về kiến trúc, ngôi chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ảnh: Trọng Trinh Sau hơn 5 năm trùng tu, xây dựng, sư thầy trụ trì Thích Minh Quang cùng phật tử gần xa đã tạo nên một không gian thiền vị qua kiến trúc cảnh quan, hệ thống tượng thờ đặc biệt, tạo nên sự an lạc cho bất kỳ một ai đến thăm. Ảnh: Trọng Trinh Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện tại chùa không đón khách tham quan lễ phật để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Tuy vậy, một vài người với tâm tư muộn phiền trong cuộc sống vẫn tìm đến chùa để giải tỏa. Ảnh: Trọng Trinh Sự khác biệt nằm ở hệ thống tượng thờ bên trong được tạc bằng gốm không nung, nhiều bức tượng có hình hài hung dữ. Ảnh: Trọng Trinh Quần thể chùa hiện có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi và vẫn đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp. Ảnh: Trọng Trinh Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây lễ chùa đều cảm nhận thấy. Ảnh: Trọng Trinh Hệ thống mái chùa nhiều lớp với mái ngói đặc trưng, tạo hình rồng phượng nguy nga. Ảnh: Trọng Trinh Ao nằm cạnh khu tam quan của chùa, ở đây có vịt ta, vịt trời và nhiều loại chim sinh sống tạo ra một không gian thanh tịnh nhưng gắn liền với thiên nhiên. Ảnh: Trọng Trinh Thêm một điều đặc biệt của ngôi chùa đó là phần sân chùa được trải đá màu trắng, lối đi kê đá màu xanh, một sự khác biệt hẳn với những ngôi chùa khác ở Việt Nam. Ảnh: Trọng Trinh Đại đức Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai tiết lộ, với thông điệp mỗi lần gọi tên là một lần đánh thức bản nguyện của Bồ Tát trong chính mỗi con người, biết lựa chọn cách nghĩ cho người và lối sống vì mọi người. Chính bởi lẽ đó, chùa mới có tên là Địa Tạng Phi Lai Tự. Ảnh: Trọng Trinh Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm:

  • Đảo Phú Quý - Nơi du ngoạn hấp dẫn và đầy tiềm năng
  • Chuyển đổi số trong phục hồi và phát triển du lịch ở Đà Nẵng
  • Lào Cai: Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan
  • Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928
  • Khám phá du lịch Suối Lồ Ồ - Đỉnh Đá Đỏ - Hang Rái
  • Dạo chơi trên đồi cỏ hồng ở Gia Lai
  • Đặc sắc lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer
  • TP.HCM lần đầu tiên tổ chức Tuần lễ du lịch với nhiều hoạt động đặc sắc
  • Bánh xèo miền Trung, chuyện ông Tây chụp bộ ảnh Mỹ Lai nổi tiếng hỏi chữ 'xèo, xèo'
  • Quảng Bình: Bất thường homestay 'đại hạ giá' 30.000 đồng/đêm