Nghề chạm khắc bạc thủ công ở Sa Pa

Nghề chạm khắc bạc thủ công ở Sa Pa

Với người dân tộc, những đồ trang sức bằng bạc thường được coi như một thứ bùa hộ mệnh giúp họ bảo vệ sức khỏe, đem lại hạnh phúc. Người dân tộc H'Mông ở Sa Pa hiện vẫn duy trì nghề chạm khắc bạc thủ công Bên cạnh những bộ trang phục sắc màu rực rỡ, những đồ trang sức bằng bạc tinh xảo của đồng bào H’Mông ở Sa Pa luôn hấp dẫn du khách gần xa. Những sản phẩm bạc rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, cho cả phụ nữ, đàn ông lẫn trẻ nhỏ: từ vòng tay, vòng cổ, nhẫn, đến châm cài, dây tà xích… Mỗi loại trang sức lại được chạm khắc các hình thù, họa tiết khác nhau. Đồ chạm khắc bạc của người H'Mông không chỉ là trang sức là người dân tộc đeo hằng ngày, mà còn được coi là món đồ mang lại may hạnh phúc Trước đây, nguyên liệu dùng để chế tác đồ trang sức bạc thường từ các đồng bạc Đông Dương. Đó là loại bạc nguyên chất, cho ra sản phẩm đẹp, tinh xảo nhất. Theo kinh nghiệm của những thợ chạm khắc bạc, nếu dùng bạc tạp chất, thì trong quá trình chế tác, bạc thường bị vỡ vụn, không có độ trắng tinh khiết, làm giảm giá thành, không phát huy được tính năng của bạc khi sử dụng. Một người đàn ông dân tộc H'Mông đang thực hiện một công đoạn để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã và kích thước Quy trình làm ra một sản phẩm bạc chạm khắc thủ công trải qua nhiều bước khác nhau: đốt lò, nung bạc, đổ khuôn, chế tác hình dạng bạc trên đe, chạm khắc hoa văn, chỉnh sửa, đánh bóng sản phẩm. Người thợ đang trong công đoạn chế tác hình dạng bạc trên đe Các dụng cụ chế tác Vì vậy, để có được những bộ trang sức đẹp, người thợ chạm khắc cần phải có tay nghề cao, khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Nghề chạm khắc bạc thể hiện sự phát triển về kỹ thuật và nghệ thuật kim hoàn của người H’Mông ở Sa Pa. Nghề này đòi hỏi người thợ phải cẩn thận và có tay nghề cao Cho đến nay, các sản phẩm chạm khắc bạc vẫn giữ nguyên được giá trị và vị trí không thể thay thế trong đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Với những giá trị đặc sắc, tiêu biểu, nghề thủ công truyền thống chạm khắc bạc của người H’Mông ở Sa Pa đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2013. Những đôi hoa tai với nhiều hình dáng và họa tiết khác nhau Nghề chạm khắc bạc thủ công của đồng bào dân tộc H’Mông sẽ đến với quý vị và các bạn trong chương trình “Phiêu lưu cùng Gulliver” Mùa 3 phát sóng trên Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu từ ngày 21/11. Xem lại tập 2 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3: “Phiêu lưu cùng Gulliver” Mùa 3 do Kênh truyền hình Đài TNVN VOVTV hợp tác với Tập đoàn Truyền thông Kansai TV (KanTele) của Nhật Bản sản xuất. 3 cặp người chơi tham gia Mùa 3 là: Thùy Anh – Quốc Khánh, Ngọc Thảo – Huỳnh Anh, Anh Vũ – Trần Vân. MC đồng hành cùng 3 cặp người chơi là Anh Duy. Xem lại các chương trình "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 2 tại đây. Tham gia khảo sát với cơ hội nhận nhiều phần quà hấp dẫn tại đây. Lê Liên/VOVTV

Có thể bạn quan tâm:

  • Vị đại sứ yêu thích món thắng cố, đặc sản của người H'mông
  • Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc Hòa Bình
  • Quà mùa hè Hà Nội
  • Bánh cuốn 'kỳ lạ' chan với nước lèo: Bán 60 năm tít trên cao nguyên đá
  • Đồng Nai: Những điểm du lịch dã ngoại an toàn và hấp dẫn hiện nay
  • 3 điểm đến chất lừ để "trốn" nắng Sài Gòn dịp lễ 2/9
  • Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm
  • Ngất ngây sắc vàng rực rỡ của cánh đồng hoa cúc chi gần Hà Nội
  • Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu
  • Những khoảnh khắc “phiêu” của Thái Thuỳ Linh và 2 con trong MV mới