Hồn quê trong nón lá Gia Thanh

Hồn quê trong nón lá Gia Thanh

Để làm được một chiếc nón, có nhiều công đoạn cầu kỳ. Từ việc chọn lá cọ, phơi khô, là lá… người nghệ nhân đều hết sức tỉ mẩn. Bên cạnh đó, công đoạn chuốt vành, lên khung được chú trọng. Làm khung, chuốt vành là công đoạn quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, cong đều với nhiều kích cỡ. Nón được làm một lần mà dùng tới cả vài chục năm. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Làm được chiếc nón lá đẹp phải mất cả ngày công. Với hàng chục công đoạn nhưng tất cả đều yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ. Lá nón mỏng và cũng dễ hỏng khi gặp mưa nhiều nên những người thợ thủ công tận dụng mo cau để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng vừa bền. Sau khi khâu xong, người thợ sẽ đưa nón lá ra khỏi khuôn rồi làm nốt phần cạp ở vành nón. Nón làm xong được may quai, quang một lớp dầu để chống nước và chống bị mốc lá cọ. Hiện nay, nghề làm nón lá Gia Thanh vẫn được truyền dạy cho các thế hệ sau lưu giữ. Đây vừa là nghề cơ nghiệp tổ tiên, vừa là nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Nón lá Gia Thanh - Nét hồn quê đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trà My/Báo Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm:

  • Lưu trú ở đâu khi du lịch Quảng Bình?
  • Côn Đảo - Thiên đường của bình minh
  • Sầm Sơn
  • Tiền Giang: 240 công dân Việt Nam trở về từ Singapore hoàn thành thời gian cách ly y tế
  • Quảng Yên - Cận cảnh vùng đất bên Bạch Đằng giang
  • Lâm Đồng huỷ tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2021
  • Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
  • Chùa La Hán
  • Nhớ mùa thu Hà Nội
  • Về Long An ngắm hoa súng mùa nước nổi