Gốm Bình Dương - Đã thích ứng nhưng vẫn khó bảo tồn

Gốm Bình Dương - Đã thích ứng nhưng vẫn khó bảo tồn

Thay đổi để thích ứng Cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một không xa có một con đường mang tên Lò Lu, nằm ở phường Tương Bình Hiệp. Đây cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn nghề gốm Bình Dương với hàng chục hộ dân vẫn miệt mài sản xuất lu, vại bằng phương pháp thủ công truyền thống. Ông Bùi Văn Giang, chủ lò lu Đại Hưng - lò gốm cổ nhất Bình Dương, được công nhận là Di sản văn hóa cấp tỉnh cho biết, trước đây, lu, vại được ưa chuộng nên bán rất nhanh, thương lái tìm đến tận lò thu mua sản phẩm. Những năm gần đây, chủ lò phải chủ động tìm đầu ra ở các tỉnh ĐBSCL và xuất khẩu sang Campuchia. Đáp ứng thị hiếu của khách, những người làm nghề phải thay đổi từ mẫu mã đến nước men. Khó khăn và vậy mà thu nhập cũng không cao, nhưng những người thợ vẫn một lòng gắn bó với nghề. Gốm Bình Dương được làm thủ công Sau khi đất được trộn, người thợ bắt đầu cắt đất để tạo hình sản phẩm Gốm Bình Dương không chỉ nổi tiếng làm lu, vại mà còn nhiều sản phẩm gia dụng như nồi đất, tô, chén, bình trà gốm sứ… mang nét đặc trưng riêng về màu men và cách trang trí. Những năm gần đây, nhờ có tư duy thay đổi để thích ứng, gốm Bình Dương đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ dân cư. Hiện, Bình Dương có gần 300 cơ sở sản xuất gốm, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 130-150 triệu sản phẩm. Gốm Bình Dương có những nét đặc trưng từ mẫu mã đến chất men Nỗ lực không ngừng, gốm Bình Dương đã và đang từng ngày phát triển, dần dần chinh phục được các thị trường khó tính như châu Âu và châu Mỹ. Một số công ty lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm như Minh Long, Phước Dũ Long, Cường Phát, Minh Phát... Còn nhiều khó khăn để bảo tồn, phát triển Nghề gốm ở Bình Dương đã có những đổi mới, sáng tạo để “sống khỏe” trong thời buổi hội nhập nhưng cũng lắm gian nan để lưu giữ và phát triển. Là 3 trung tâm gốm nổi tiếng của tỉnh nhưng đến nay tại phường Chánh Nghĩa (thành phố Thủ Dầu Một), phường Lái Thiêu (thành phố Thuận An) và phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) số lượng lò gốm giảm đáng kể bởi những quy định khắt khe về môi trường. Ông Lý Ngọc Bạch, Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bình Dương cho biết, hiện nay chủ trương chung của tỉnh là di dời các cơ sở trong vùng đông dân cư ra một vùng khác và yêu cầu chuyển từ lò nung truyền thống bằng củi sang sử dụng gas, điện. Việc di dời, thay đổi công nghệ đòi hỏi vốn tái đầu tư lớn nên số lượng lò gốm ở Bình Dương đã giảm đáng kể. Đáp ứng thị hiếu, gốm Bình Dương dần thay đổi mẫu mã và chất men Không chỉ góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa, nghề gốm cũng mang lại giá trị kinh tế Một khó khăn khác của nghề gốm ở Bình Dương đó là thiếu lao động. Bởi, nghề này không chỉ đòi hỏi sự khéo tay mà phải có sự sáng tạo để đưa ra những sản phẩm đẹp mắt, đủ sức cạnh tranh. Cũng chính những đòi hỏi cao của nghề này nên ít lao động trẻ lựa chọn để lập thân, lập nghiệp. Giải bài toán thiếu lao động cho nghề gốm, Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã khôi phục lại việc dạy và học nghề này tại trường. Theo ông Lê Trung Hải, chủ cơ sở gốm Trung Thành (phường Bình Hòa, thành phố Thuận An), đào tạo phải đi đôi với thực hành thì mới mong có đội ngũ lành nghề: “Vừa đào tạo vừa cho đi thực tế, học nói được, nắn được nhưng để cho ra sản phẩm thì chưa được. Nếu dạy học viên phải dạy lí thuyết và cho kết hợp thực hành ở lò để có thêm kinh nghiệm. Học viên nắn bằng tay đẹp nhưng khi kêu đổ khuôn, làm khuôn thì không làm được". Ông Lê Trung Hải hướng dẫn thợ làm sản phẩm mới Gốm Bình Dương được chọn trưng bày tại Đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà Nội Nghề gốm ở Bình Dương qua nhiều thăng trầm nhưng nó đã mang lại những giá trị văn hóa cùng với giá trị kinh tế cao cho tỉnh Bình Dương, góp phần tô điểm cho vẻ đẹp văn hóa con người Bình Dương thêm đa màu, đa sắc. Để nghề gốm phát triển hơn nữa, người yêu nghề mong muốn Bình Dương có những chính sách quan tâm hơn và những đề án, kế hoạch bảo tồn đừng chỉ nằm trên giấy mà nhanh chóng triển khai. Thiên Lý / VOV TPHCM

Có thể bạn quan tâm:

  • Bắc Kạn: Từng bước đưa du lịch Ba Bể thành mũi nhọn kinh tế địa phương
  • Đồng muối Sa Huỳnh
  • Về Hưng Yên ngắm đảo cò giữa lòng thành phố
  • Đẹp đến 'đứng hình', cây cầu đi bộ ở Phú Thọ trở thành địa điểm check-in mới khiến giới trẻ 'sốt sắng'
  • Quán cafe màu hồng như “giấc mộng thiếu nữ” giữa lòng Sài Gòn
  • Đắk Lắk: Triển khai các chương trình phục hồi du lịch
  • Đến Lục Ngạn ăn vải thiều chín sớm
  • Món đặc sản Quảng Ninh tên ngán mà lại không ngán, quý ông khó bỏ qua
  • Lạng Sơn: Phát triển du lịch cộng đồng và leo núi thể thao
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt - Xứ sở ngàn hoa lãng mạn