Du khách thích thú “về lại tuổi thơ” tại làng gốm hơn 500 năm tuổi

Du khách thích thú “về lại tuổi thơ” tại làng gốm hơn 500 năm tuổi

Du khách Tây hào hứng trải nghiệm “tập làm thợ gốm”, dù phải rất vất vả để tập làm quen với bàn xoay nhưng ai cũng nhiệt tình, vui vẻ. Các du khách “mua vé trở về lại tuổi thơ” khi được tự tay “vọc đất”, nhào nặn đủ loại hình từ đất sét. Tiếng cười giòn tan, tiếng reo hò cổ vũ khi một sản phẩm thất bại hoặc hoàn thành, xua tan đi mọi mệt nhọc, những lo toan bộn bề chỉ còn lại khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ. Các em nhỏ cũng được vui chơi bên cha mẹ, giúp gắn kết tình cảm gia đình. Làng gốm Thanh Hà (Hội An) được hình thành cách đây hơn 500 năm. Cư dân gốc chủ yếu từ Thanh Hóa, Nam Định đến lập làng ven sông Thu Bồn từ thế kỷ 15. Theo các bậc cao niên trong làng, do vị trí làng Thanh Hà không thuận lợi, nên đã di dời đến vùng đất gần sông Thu Bồn để dễ dàng cho việc vận chuyển đất sét - nguyên liệu chính để làm gốm cũng như giúp các ghe thuyền “ăn hàng”. Vùng đất đó được đặt tên là Nam Diêu. Theo lệ, mùng 10/7 Âm lịch hằng năm, con cháu của làng gốm từ khắp nơi lại tề tựu về khu miếu Nam Diêu để Giỗ tổ làng nghề. Đây là dịp để ghi nhớ công ơn các bậc tiền hiền, cũng như quảng bá làng gốm đến du khách gần xa. Anh Nguyễn Viết Sơn (45 tuổi - người dân làng gốm) chia sẻ, nghề làm gốm được các thế hệ trong dòng họ Nguyễn qua nhiều đời truyền lại, đến đời anh đã được 8-9 đời. Trước đây, con cháu trong nhà đi làm ăn xa nhiều, chỉ có bà nội anh là nghệ nhân Nguyễn Thị Được làm gốm. “Từ ngày có chủ trương phát triển làng gốm gắn với du lịch, con cháu trong nhà đi làm ăn xa đều về quê. Không chỉ sản xuất gốm, cơ sở gia đình tôi còn được hỗ trợ phát triển du lịch gắn với bảo tồn nghề truyền thống cha ông”, anh Sơn chia sẻ. Đặc biệt, khi thành phố Hội An quyết định đầu tư để hình thành điểm du lịch sinh thái - trải nghiệm làng nghề, từ đó đời sống của người dân trong làng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn. Khắp làng được lát bằng gạch, trang trí nhiều đồ thủ công bằng gốm tinh xảo khiến khung cảnh càng trở nên xinh đẹp, thu hút đông khách đến check-in. Từ bàn tay, khối óc con người nơi đây đã tạo nên những sản phẩm gốm có hình dáng đẹp, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng, ngoài phục vụ du lịch, gốm nơi đây còn xuất hiện tại nhiều nơi như nhà hàng, khách sạn, resort… Ông Nguyễn Hào - Trưởng ban Kinh tế phường Thanh Hà cho biết, cả làng có 73 lao động thuộc 30 hộ sản xuất gốm và tham gia làm du lịch thường xuyên tại làng. Với ưu thế làng nằm ở khu phố cổ nổi tiếng Hội An nên thu hút rất đông khách đến tham quan. Trung bình mỗi ngày làng có thể đón gần 2.000 lượt khách. Vừa qua, làng gốm Thanh Hà đã được Bộ VH-TT&DL cấp bằng “Di sản cấp quốc gia”, đó vừa là trách nhiệm cũng như động lực để những người con làng gốm ngày càng tâm huyết và phát triển nghề truyền thống của ông cha. Công Bính - Ngô Linh/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Quảng Nam: Check-in những điểm vui chơi trong kỳ nghỉ Tết dương lịch
  • Sầm Sơn
  • Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam
  • Nhà hàng Kinh Bắc
  • Có 24 giờ ở Hội An, bạn đi đâu, ăn gì?
  • Ngôi nhà lưu giữ nhiều đồ cổ
  • Đặc sản miền Tây không thể thiếu trong mâm cỗ Tết
  • 10 địa danh đậm chất di sản đất Bắc Giang
  • Hải Phòng nới lỏng điều kiện hoạt động du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt - Xứ sở ngàn hoa lãng mạn