Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam

Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là Nhà thờ Kẻ Sở) là một nhà thờ Công giáo Rôma tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Không chỉ là trung tâm hoạt động Công giáo của người dân trong vùng, công trình còn là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo, cổ kính. Nhà thờ Sở Kiện được khởi công xây dựng vào tháng 10/1877 và hoàn thành vào năm 1882. Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở Phương Tây, nhà thờ Sở Kiện mang đậm lối kiến trúc Gothic đặc trưng, với các mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều dài 67 m, cao 23 m và được chia làm 5 gian với sức chứa khoảng 5 nghìn người. Theo các bậc cao niên trong làng, trước đây công trình được xây dựng trên một chiếc đầm lớn, để chống sụt lún, toàn bộ nền được lót bằng các phiến gỗ lim. Từ khi được xây dựng, nhà thờ Sở Kiện đã qua nhiều lần tu bổ, trùng tu. Năm 2010, với sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự, nhà thờ được nâng lên thành Tiểu Vương Cung Thánh Đường thứ 4 tại Việt Nam, với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sở Kiện cũng được vinh dự làm chiếc nôi nuôi nấng hai thánh từ đạo (linh mục Phê-rô Trương Văn Thi và thầy giảng Phê-rô Trương Văn Đường) và làm nơi cất giữ nhiều di tích thánh. Các mái vòm nhọn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu (thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng). Khuôn viên bên trong nhà thờ Sở Kiện. Kiến trúc bên trong nhà thờ Sở Kiện với các hàng cột, bàn thờ sơn son thiếp vàng được trang trí bằng gỗ chạm tỉ mỉ, cầu kỳ. Mỗi dịp làm lễ nhà thờ thu hút đông người dân Công giáo trong vùng. Trên thế giới có khoảng 1.757 nhà thờ mang danh hiệu Tiểu Vương cung thánh đường. Ở Việt Nam, nhà thờ Sở Kiện là 1 trong 4 nhà thờ được mang danh hiệu này. Nét cổ kính, rêu phong của nhà thờ Sở Kiện. Hiện nay, nhà thờ Sở Kiện sở hữu ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố-mi-son-đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông 'Bồng'. Vào ngày lễ, nơi đây phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo chuông. Tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm nơi đây. Theo dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Mũi Dinh
  • Đồng bào Khmer vui lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm 2020
  • Nhà Trăm Cột
  • Top 3 địa điểm tuyệt đẹp giữa núi rừng Nghệ An
  • Những công trình kiến trúc độc đáo tại Bà Nà mà nhiều người chưa biết
  • Gần Tết lạc giữa rừng hoa mận trắng Mộc Châu, check-in với ảnh đẹp sững sờ
  • 5 địa điểm du lịch Quy Nhơn nhất định bạn nên ghé thăm
  • Vì sao du lịch Hải Phòng "dè dặt" khi mở cửa trở lại?
  • Độc đáo trang sức bằng bạc trên trang phục của phụ nữ Dao Đỏ
  • Nhân lúc còn hè hãy ghé thăm hết những địa danh ở Côn Đảo