Đồng bào Chăm hân hoan chờ đón lễ hội Katê

Đồng bào Chăm hân hoan chờ đón lễ hội Katê

Lễ rước y trang tại đền tháp Pô Sah Inư tại Bình Thuận Để chào đón du khách khắp nơi đến với ngày hội Katê, các làng Chăm đang ráo riết triển khai các hoạt động tập luyện văn nghệ, vệ sinh đường làng ngõ xóm, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để làm bánh truyền thống dâng cúng tổ tiên. Ông Châu Văn Tứ ở thôn Hiếu Thiện, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cho biết, người dân ở đây ai ai cũng háo hức chờ đến ngày Katê. Vui đón Katê nhưng phải lành mạnh, vui tươi và tiết kiệm, phải áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc và độc đáo, nhằm tưởng nhớ các vị thần của người Chăm như: Pô Klong Garai, Pô Rômê (Ninh Thuận), Pô Sah Inư, Pô Nít (Bình Thuận)... và tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. Lễ hội Katê diễn ra trong một không gian rộng khắp, dòng chảy văn hóa cộng đồng bắt nguồn từ đền tháp lan tỏa về làng, thôn và đến mỗi gia đình người Chăm, đặc biệt là người Chăm theo đạo Bà-la-môn. Lễ hội Katê tại Ninh Thuận và Bình Thuận đã trở thành một sự kiện quan trọng của đồng bào Chăm, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá văn hóa Chăm đến với du khách trong và ngoài nước./. Đoàn Sĩ/VOV TPHCM

Có thể bạn quan tâm:

  • Lào Cai: Khách du lịch từ 'vùng cam' không phải cách ly
  • Bánh xèo miền Trung, chuyện ông Tây chụp bộ ảnh Mỹ Lai nổi tiếng hỏi chữ 'xèo, xèo'
  • Cộng đồng là 'chìa khóa' phát triển du lịch Hòa Bình
  • Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày khởi nghĩa Bắc Sơn
  • Côn Đảo mở cửa di tích, khôi phục hoạt động du lịch
  • Độc đáo trang sức bằng bạc trên trang phục của phụ nữ Dao Đỏ
  • Doanh nghiệp du lịch TP.HCM kích cầu dịp cuối năm
  • 5 quán lẩu cá đuối bình dân ngon có tiếng tại phố biển Vũng Tàu
  • Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới 1950 và Giải phóng tỉnh Cao Bằng (3/10/1950-3/10/2020)
  • 5 quán cà phê gần biển ở Quy Nhơn