Những món ăn ngon nức tiếng ở Hưng Yên

Những món ăn ngon nức tiếng ở Hưng Yên

Bánh dày làng Gàu Nguồn: http://thegioidisan.vn Văn Giang - Hưng Yên là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi đây có một thứ đặc sản nổi tiếng, đó là bánh dày làng Gàu, xã Cửu Cao. Món bánh làm bằng gạo nếp trắng tinh trong có nhân đỗ xanh. Màu xanh mát của tàu lá, điểm trên màu trắng ngọc ngà của bánh quê, ắt hẳn không ai không có chút động lòng. Vị ngọt bùi của đỗ xanh, kết hợp với vị dẻo mềm của gạo nếp sẽ tạo một hương vị khó quên cho những ai đã được thưởng thức món bánh hấp dẫn này. Bún thang lươn Nguồn: hungyen.tintuc.vn Một trong những món ăn ngon ở Hưng Yên phải nói đến là bún thang lươn. Bát bún như một thang thuốc quý bồi bổ cho sức khỏe và như bức tranh nghệ thuật sống động với đủ màu sắc của bún, lươn, trứng, giò, hành, răm… Người thưởng thức ẩm thực sành điệu sẽ tấm tắc khi cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước dùng. Ếch om Phượng Tường Nguồn: vietnamnet.vn Ếch om Phượng Tường - cái tên nghe sang trọng và đầy hấp dẫn ấy có xuất xứ từ một vùng nông thôn thuần nông của tỉnh Hưng Yên, làng Phượng Tường, xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ. Đây là món ăn dân dã quen thuộc nhưng với cách chế biến khéo léo của con người Hưng Yên đã khiến món ăn trở thành đặc sản của tỉnh này mà bất cứ ai thưởng thức rồi cũng phải nhớ mãi. Ếch om Phượng Tường đặc biệt ở khâu chế biến (dùng tổng hợp nhiều nguyên liệu, gia vị của vùng quê) và cả đặc biệt trong mùi vị dân dã của món. Đó là vị béo của thịt ếch, vị cay thơm từ vỏ quýt khô, tiêu, mẻ, vị giòn giòn của mộc nhĩ và cả mùi thơm đặc biệt từ mắm tép... Bánh cuốn Phú Thị Không nổi tiếng bằng bánh cuốn Thanh Trì, không ồn ào như bánh cuốn trứng Cao Bằng, bánh cuốn Phú Thị lặng lẽ hơn nhưng đã nếm thử thì không thể quên. Lớp vỏ bánh trắng tinh cuộn bên trong là nhân thịt với hành khô, bánh không có quá nhiều loại gia vị nên khi ăn chúng ta sẽ thấy được vị thanh dễ chịu. Bánh cuốn chấm với nước chấm chanh tỏi ớt cùng với một ít thịt rắc ở trên sẽ là hương vị khó quên với thực khách. Chả gà Tiểu Quan Món chả gà Tiểu Quan có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan của huyện Khoái Châu, ăn ngon nhất vào thời tiết se lạnh. Chả gà Tiểu Quan có vị ngon đặc trưng của xứ nhãn lồng mà không nơi nào có được, có thể để lâu được cả tháng mà không bị hỏng nếu bảo quản tốt. Miếng chả bao giờ cũng vàng óng, có độ kết dính, không bị nứt, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Không giống như các món khác, ăn chả gà phải nhấm nháp từng chút một mới cảm nhận được hương vị ngọt thơm, ngậy. Chả thường được dùng kèm với xôi, cơm trắng. Cá mòi Nguồn: hungyen.tintuc.vn Người Hưng Yên rất tự hào với đặc sản cá mòi. Dù đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng hai, tháng ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để được thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này. Giữa tiết trời xuân se se lạnh, bên mâm cơm gia đình đầm ấm với đĩa cá mòi đầu mùa nóng hổi thơm giòn, ta không chỉ cảm nhận được cái vị thơm ấm của cá, của gừng mà còn như đang được sưởi ấm trong tình thân quây quần sum họp. Cá mòi không chỉ là món ngon được nhiều người ưa thích mà còn là món ăn đậm đà hương vị của quê hương, ai xa quê đến ngày xuân lại mong ngóng tìm về để được thưởng thức hương vị đặc trưng của vùng quê Hưng Yên. Bánh răng bừa Phụng Công Nguồn: hungyen.tintuc.vn Bánh răng bừa là tên thường gọi ở thôn Bến, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Loại bánh này có từ xa xưa. Cái tên xuất xứ là do hình dáng giống cái răng bừa vẫn dùng để bừa ruộng.Bánh răng bừa còn được gọi là bánh lá hay bánh tẻ. Nó được làm từ bột gạo dẻo, giòn. Đây là loại bánh truyền thống để cúng vào ngày rằm, ngày giỗ và Tết Nguyên đán. Bánh răng bừa Phụng Công khi bóc ra rất ráo, không dính tay, khi ăn có thể chấm với tương ớt, nước mắm ngon hay tương... tùy ý thích và khẩu vị từng người. Cắn miếng bánh thấy giòn nhưng lại dai, cái đặc biệt mà các loại bánh tẻ khác không có được. Mùi gạo tẻ đưa lên thơm mùi cơm mới, cái thơm của hành, ngọt của thịt, giòn của mộc nhĩ lan rất nhanh. Bánh khúc Người Hưng Yên thật tài tình khi kết hợp giữa những sản vật miền quê như lá chuối, rau khúc và gạo nếp để tạo ra một loại bánh giản dị, thơm ngon. Rau khúc không phải do người dân Hưng Yên mà tự mọc rất nhiều ngoài đê, ngoài bờ ruộng. Những lá tươi non được hái về, bỏ cọng úa xơ, rửa sạch rồi và đem ra giã cho thật nhuyễn. Có lẽ vì sự kỳ công đó khiến bánh khúc có hương vị riêng như vậy. Được thưởng thức chiếc bánh khúc còn nóng hổi trong một chiều đông giá rét mới hiểu thấu đáo về sự tài tình đó. Canh cá rô Người Hưng Yên còn tự hào bởi đặc sản canh cá rô, một món ăn đậm chất hương đồng gió nội khác của mảnh đất trù phú. Canh cá rô Hưng Yên là canh cá ngọt, được ăn cùng rau cải trần. Cá rô đồng đã nổi tiếng thơm ngon, cách chế biến lại kì công như vậy nên càng ngọt thịt, đậm đà. Canh cá rô được ăn cùng bánh đa Hưng Yên chính hiệu và đậu phụ rán vàng giòn. Chè long nhãn hạt sen Kết hợp từ hai loại đặc sản của Hưng Yên là hạt sen và long nhãn để có món chè long nhãn hạt sen giải nhiệt cho những ngày hè oi bức. Chè long nhãn hạt sen không có vị ngọt đậm mà có vị ngọt thanh thanh, kết hợp với vị giòn của long nhãn cùng với vị bùi của hạt sen đã tạo ra hương vị đặc biệt cho món chè này. Chè long nhãn hạt sen không chỉ có vị ngon mà cách bày trí cũng rất đẹp và bắt mắt. Đây là món ăn cho thấy sự nhạy bén, tinh tế của con người Hưng Yên. Tương bần Nguồn: hungyen.tintuc.vn Tương Bần hay Tương làng Bần, tương Bần Yên Nhân là tên gọi một loại tương được sản xuất tại Thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên, Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những loại tương ngon của Việt Nam. Đặc trưng cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tương Bần dùng để chấm các loại rau, kho cá, nấu cá thì tuyệt vời. Đây được đánh giá là một trong những loại tương ngon nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhãn lồng Nguồn: hungyen.tintuc.vn Nếu bạn đã từng về Hưng Yên mà không thưởng thức nhãn lồng Hưng Yên thì quả là một thiếu sót. Hiện tại thì nhãn lồng không còn nhiều nhưng về Hưng Yên bạn cũng có thể được thưởng thức những giống nhãn ngon khác như: nhãn miền, nhãn hương chi, nhãn Hà Tây,…đây là những giống nhãn hiện đang được trồng rất nhiều ở Hưng Yên và trở thành loại cây đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Gà Đông Tảo Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đảm bảo an toàn trong Lễ hội Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng
  • Chiêm ngưỡng những công trình kỷ lục Việt Nam tại quảng trường lớn nhất ĐBSCL
  • Bắc Kạn: 2 người bị thương và hàng trăm ngôi nhà hư hỏng do mưa dông
  • Yên Bái chỉ tổ chức phần lễ trong các lễ hội đầu xuân
  • Vịnh Hạ Long
  • Bé 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 đã có kết quả 2 lần âm tính
  • Những thức quà đặc sản vào mùa thu tại Thái Nguyên
  • Mùa hoa cúc chi
  • Khu du lịch sinh thái biển Hòn Cau - Bình Thuận
  • Cà Mau: Sẽ mở tuyến du lịch đường biển đến Nam Du và Phú Quốc