Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II và Dinh III. Ba dinh cơ sang trọng này đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt. Dinh 1 nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 4km về hướng Đông Nam, trên một ngọn đồi thông thơ mộng có độ cao 1.550 mét. Dinh I là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cố kính, uy nghi, được xây dựng bởi một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery. Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh I thông ra tận Dinh II, dài gần 4 km. Tuy nhiên vua Bảo Đại đã chỉ thị giấu kín đường hầm này. Lối vào Dinh I Dinh II còn gọi là Dinh toàn quyền hay Dinh thự mùa hè, trên danh nghĩa là của vua Bảo Đại nhưng thực chất là của toàn quyền Pháp Jean Decoux, tọa lạc trên một ngọn đồi thông ở độ cao 1.540 mét trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2 km về hướng Đông Nam. Dinh II là một tòa lâu đài gồm 25 phòng được bài trí rất sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy thấp thoáng hồ Xuân Hương xa xa  qua những tán lá thông. Khung cảnh thiên nhiên lãng mạn của Dinh II Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt, không thể nhắc đến Dinh III, tọa lạc trên đồi Ái Ân, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km về phía Tây Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào năm 1950, đây còn được gọi là biệt điện Quốc Trưởng. Kiến trúc Pháp đặc trưng của Dinh III Cũng giống như Dinh I và II, Dinh III là một công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ, được xây dựng vào năm 1933. Toàn bộ công trình gốm 2 tầng với 25 phòng, trong đó tầng trệt là nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách nước ngoài. Còn tầng lầu là nơi sinh hoạt của gia đình vua Bảo Đại. So với nhiều biệt điện khác được xây cùng thời, Dinh III được bảo tồn gần như nguyên trạng kiến trúc ban đầu. Các kỷ vật của vua Bảo Đại như ấn tín quân sự, ngọc tỷ, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, cũng như những vật dụng gia đình thường ngày… tất cả đều gợi lại một thuở vàng son. Hình ảnh gợi lại một thưở vàng son Nếu có cơ hội, bạn hãy một lần ghé thăm Dinh Bảo Đại. Sự tinh tế trong cách bài trí, sự bảo tồn nguyên vẹn cùng khung cảnh thiên nhiên lãng mạn và những câu chuyện về vị vua cuối cùng của phong kiến Việt Nam chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều dư vị khó quên.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đắk Nông tìm kiếm du khách nước ngoài mất tích tại thác Đray Sáp
  • "Phê" với mâm cháo lòng Tân Hiệp
  • Homestay Chez Beo Ninh Bình
  • 8 địa điểm đi chơi Valentine lãng mạn nhất tại Hà Nội
  • Những nét độc đáo trong trang phục của đồng bào Chăm
  • Lịch trình ăn chơi ở Cần Giờ trong một ngày?
  • Độc đáo dịch vụ cưỡi ngựa homestay
  • Quảng Ninh: Sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch quốc tế
  • Choáng ngợp trước cổng cưới rồng phượng khổng lồ ở Vĩnh Long
  • Ngày hội áo bà ba đầu tiên tại Việt Nam