Làng nghề dệt chiếu Hới
Làng nghề dệt chiếu Hới Làng Hới, Xã Tân Lễ, Huyện Hưng Hà, Thái Bình
Theo truyền thuyết kể lại thì vào thời vào thời Tiền Lê – Lý vào thế kỷ X – XI, tại làng đã bắt đầu dệt chiếu, sau đó phát triển mạnh nhất vào thời Hậu Lê. Và người mang công lao lớn nhất thời bấy giờ chính là vị Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
Nhắc đến kỹ thuật làm chiếu, làng Hới là một trong những nơi hội tụ những kỹ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu. Từ khung dệt, nguyên liệu cho tới người thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm truyền thống không đâu sánh bằng.
Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm chiếu chính là cói và sợi đay. Đây là 2 loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp, và thật thuận lợi, làng Hới nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc rất phù hợp để trồng những loại cây này. Sau đó những loại cây này được thu hoạch và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đạt yêu cầu về nguyên liệu làm chiếu.
Tùy theo từng loại chiếu cần dệt mà các sợi cói, sợi đay sẽ được nhuộm màu theo từng sản phẩm. Để có thể dệt được một chiếc chiếu đạt yêu cầu thì phải cần đến một đôi tay tỉ mỉ, kinh nghiệm phong phú và những kỹ thuật sáng tạo của người thợ dệt.
Chiếu Hới có rất nhiều loại, có loại chiếu cài hoa, loại lại được làm trơn, loại chiếu sợi xe... Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, cải chữ thọ, chữ lồng hay vẽ... Trung bình một ngày người dân làng nghề dệt chiếu Hới dệt máy sẽ được làm được 20 đôi chiếu. Năng xuất tăng đáng kể và mức thu nhập của người dân cũng thế tăng lên. Thông thường, thời gian mỗi hộ dân dệt chiếu sẽ vào khoảng 8 tháng, những tháng còn lại thì họ dành cho đồng ruộng.
Đến với làng nghề dệt chiếu Hới, du khách sẽ được trải nghiệm không gian vô cùng thú vị và mới lạ, không chỉ từ những bước chọn cói, chọn dây, mà còn được tận mắt chứng kiến những người dân chân chất tại đây làm nên một chiếc chiếu như thế nào. Từng công đoạn, từ bước tỉ mỉ, cần mẫn, dưới đôi bàn tay của người thợ chuyên nghiệp, những chiếc chiếu đẹp hoàn hảo được hoàn thiện và du khách còn được trải nghiệm các công đoạn làm nên một tấm chiếu do chính tay mình làm.
Bài viết liên quan
- Biển Đồng Châu
- Chùa Keo Thái Bình – ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
- Quang Lang – Vùng biển không chân trời
- Đi đâu chơi khi tới quê hương cầu thủ Đoàn Văn Hậu?
- Chia sẻ kinh nghiệm du lịch 1 ngày ở Thái Bình
- Lạ miệng đặc sản "giải ngấy" làm từ thịt nguyên tảng ở Thái Bình
- Bánh cáy Thái Bình
- Dẻo thơm đặc sản bánh cáy làng Nguyễn
- Những món ngon khó quên của quê lúa Thái Bình
- Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo KTKT tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Keo, tỉnh Thái Bình