Cói Kim Sơn: Đổi thay từ một làng nghề
Từ mộc mạc chiếu cói Kim Sơn là vùng trồng cói nổi tiếng Ninh Bình. Những cánh đồng cói xanh ngắt là nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc chiếu cói được dệt bền, chắc, công phu và tinh tế, mang dấu ấn đặc trưng của địa phương.Cói tươi sau khi thu hoạch sẽ phân loại theo chiều dài, sau đó chẻ nhỏ và đem phơi khôSau khi phơi được khoảng 3 “con nắng”, sợi cói sẽ chuyển sang màu trắng đục, nhẹ và dai hơn. Công đoạn đầu tiên để làm chiếu cói là... làm sạch cói. Người thợ phải giũ từng bó cói để loại bỏ phần mào cói, chỉ giữ lại phần cói dài.Tiếp đó là dệt chiếu. Công đoạn này bao giờ cũng cần 2 người thợ cùng phối hợp ăn ý trên một dàn mắc sẵn sợi đay mà người dân Kim Sơn vẫn hay gọi là “cầu đay”. Một thanh gỗ dài được gọi là “go”. Một người dập go bắt nét chiếu, người còn lại đan cói vào đường dệt. Cứ thế tầm 3 tiếng là dệt xong được một chiếc chiếu. Mất tầm 3 tiếng để người thợ lành nghề dệt nên một chiếc chiếu Chiếu sau khi được dệt xong sẽ được ghim lại hai đầu bằng một chiếc kim tre có thiết kế đặt biệt để cố định các sợi cói và đay không bị tuột khỏi mối dệt. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chiếc chiếu sẽ được in thêm hoa văn, màu sắc sinh động. Đến muôn sắc sản phẩm cói mỹ nghệ... Dệt được một chiếc chiếu cói lắm công phu là thế, nhưng nhu cầu thị trường lại không nhiều, giá cả không được bao nhiêu. Những người thợ đan cói lành nghề ở Kim Sơn nắm bắt được nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người dùng đã đa dạng hóa sản phẩm cói truyền thống. Ngoài những chiếc chiếu thủ công, người dân Kim Sơn còn sáng tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo từ cây cóiVẫn những sợi đay, sợi cói quen thuộc của đồng quê... qua bàn tay khéo léo của người thợđã trở thành những sản phẩm với những kiểu dáng khác nhau, phục vụ cho cuộc sống Không chỉ cải tiến, đa dạng mẫu mã, người Kim Sơn còn phát triển sản xuất sản phẩm từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên khác: lục bình...Những người thợ lành nghề dệt thảmNhững chiếc giỏ tinh tế, đẹp mắt Sản phẩm thủ công mỹ nghệ cói mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân Kim SơnNgười dân Kim Sơn tự sáng tạo các mẫu sản phẩm cói mỹ nghệ hoặc làm theo đơn đặt hàngCói mỹ nghệ Kim Sơn đẹp mắt, có tính ứng dụng caoNhững chiếc giỏ được làm từ lục bình và cóiNhững tấm thảm được dệt chắc chắn, công phu Ông Đỗ Văn Viện, 98 tuổi vẫn cần mẫn với những sợi cói. Gia đình ông là một trong những gia đình gắn bó lâu đời với nghề dệt cói Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói Kim Sơn giờ đây không chỉ đảm bảo cuộc sống mưu sinh mà còn là sợi dây tiếp nối những giá trị truyền thống của vùng đất này, mang văn hóa truyền thống vượt khỏi ranh giới những cánh đồng cói xanh ngắt mênh mông của quê hương đi xa hơn... PV/ Vietnam Journey