Chỉ mặt điểm tên những món ngon đất Bạc Liêu

Chỉ mặt điểm tên những món ngon đất Bạc Liêu

Bánh tằm ngan dừa Nghề làm bánh tằm ở Bạc Liêu đã có từ rất lâu đời. Muốn có được cọng bánh thơm dẻo, mềm mại trắng phau thì đòi hỏi người làm phải vô cùng kĩ lưỡng và đây cũng là công đoạn quan trọng nhất để làm nên món bánh tằm ngan dừa ngon. Bánh tằm ngan dừa được chế biến từ bột gạo tẻ lúa mùa nên cọng bánh rất thơm ngon, dẻo, khi ăn có cảm giác sừn sựt trong miệng rất thú vị. Món ăn này thêm đậm đà hơn khi kết hợp với sợi bì thái mỏng, dưa chuột thái sợi, rau sống ăn kèm thêm vị chua cay của nước chấm hòa lẫn vào nhau tạo nên một món ăn không thể nào chối từ. Lẩu mắm Lẩu mắm Bạc Liêu. Ảnh: zing.vn Không quá khó để tìm một quán lẩu mắm đặc sản thơm ngon khi đến Bạc Liêu. Nơi miệt đồng sông nước với sự trù phú cá, tôm… thì đặc sản mắm luôn có hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Lẩu mắm xứ công tử Bạc Liêu thường được người dân chế biến từ mắm cá sặc nấu cùng nước dừa tươi. Lẩu mắm thường ăn kèm với thịt heo ba rọi, cá ba sa, cá bông lau, cá ngát, cá kèo…cùng các loại rau như bông súng, điên điển, cù nèo, bồn bồn, bắp chuối, bông so đũa, lục bình... Tất cả hòa quyện làm nên hương vị riêng của lẩu mắm. Bồn bồn Bồn bồn nhìn qua trông khá giống với củ xả nhưng lại mềm và chua, thường sống trong vùng ngập nước. Bồn bồn là cây mọc hoang dại có từ tháng 6 đến tháng 11. Vào khoảng thời gian này, bồn bồn phủ xanh mướt nhiều cánh đồng. Dần dần, loài cây hoang dại này trở thành một món ăn dân dã, gần gũi, thân thương, xuất hiện thường xuyên trong những bữa cơm của người dân nơi đây. Bồn bồn, đặc sản lạ miệng khi về Bạc Liêu. Ảnh: dacsanngon3mien.net Về Bạc Liêu bạn sẽ không phải tìm đâu xa những hũ dưa bồn bồn xếp chồng lên nhau, bán ngay ven đường. Dưa bồn bồn có vị thanh mát, giòn, chua dịu. Bồn bồn có thể chế biến thành nhiều món như bồn bồn xào tép, bồn bồn kho cá…hay được chọn làm món quà đem về của du khách tới Bạc Liêu. Bánh củ cải Bánh củ cải là món ăn dân dã xứ công tử Bạc Liêu. Ảnh vngo.vn Bánh củ cải là một món ăn dân dã, đơn giản và thân quen của mảnh đất Bạc Liêu. Món ăn này có nguồn gốc từ người Hoa nên nhìn qua giống như há cảo của Trung Quốc. Phần vỏ bánh làm từ củ cải trộn lẫn với bột mì có màu trắng đục, lộ phần nhân màu hồng qua lớp vỏ trông rất bắt mắt. Vị ngọt đậm đà của tôm thịt kết hợp với vị hăng hăng, thanh ngọt của củ cải, dẻo dẻo dai dai của vỏ bánh, cộng thêm bát nước chấm chua ngọt sóng sánh tạo thành một hương vị riêng mà ai đến đây đã ăn thử một lần sẽ không thể nào quên. Bún bò cay Bún bò cay làm người ăn phải xuýt xoa khi ăn món này. Ảnh foody.vn Đúng theo tên gọi của món ăn, một bát bún bò có màu ửng đỏ tự nhiên của ớt tươi và sa tế, với những sợi bún trắng to gấp 2,3 lần so với sợi bún ở miền bắc, thêm những miếng thịt bắp, gân bò, kèm thêm với rau mùi, giá, hành lá, kết hợp với nhau tạo nên bát bún có sức hấp dẫn, kích thích vị giác và bắt mắt người ăn. Món bún bò này ngon do nước dùng không ngấy thịt mỡ và chính cái hương vị cay xè khiến ai nấy cũng xuýt xoa, toát mồ hôi khi ăn làm cho món ăn trở nên độc đáo, hấp dẫn bao người. Nếu bạn có dịp đến Bạc Liêu mà không thưởng thức tô bún bò cay thì thật đáng tiếc. Bún nước lèo Bún nước lèo. Ảnh thanhnien.vn Đến Bạc Liêu, bạn có thể tìm thấy món ăn này ở khắp nơi, trên những gánh hàng rong hay quán ăn gia truyền. Bát bún ngon nhất là do nước dùng. Ở Bạc Liêu người ta nấu nước dùng từ hỗn hợp của nước luộc cá, luộc tôm, thêm nước dừa xiêm, vài nhánh sả. Tuy nhiên, nước lèo có hương vị đậm đà hơn khi có thêm củ ngải bún. Đây là gia vị đặc biệt có trong món bún miền Tây và nước dùng phải nấu bằng nồi đất mới giữ được vị ngon. Bún nước lèo ăn kèm với mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống, bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế… Xá pấu Xá pấu - củ cải muối. Ảnh: VietFlavour Xá pấu thực ra là củ cải muổi. Ai nghe lần đầu đều khá lạ tai vì đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Xá pấu khi chế biến ăn rất ngon mà cách làm cũng rất đơn giản. Củ cải rửa sạch rồi mang đi phơi nắng cho tới khi củ cải teo dần lại thì ướp muối, đường, ngũ vị hương hoặc thái sợi dài trước khi ướp. Món này thường ăn kèm với đậu phụ rán giòn, cháo trắng hoặc được chế biến thành nhiều món như: xá pấu xào sả bằm, món ăn kèm với bánh tét, canh xá pấu xương heo… Phương Anh (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

  • Sóc Trăng phục dựng Lễ Cúng Trăng của đồng bào Khmer
  • Roving Chillhouse Hội An - Quán cafe giữa đồng đẹp ngỡ ngàng khiến dân tình điên đảo
  • Vinpearl Discovery Cửa Hội - thiên đường nghỉ dưỡng miền Trung
  • Mùa Vàng trên vùng biên giới Sì Lở Lầu
  • Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
  • An Lâm Retreats Ninh Vân Bay - địa điểm du lịch nghỉ dưỡng thú vị dịp cuối năm
  • Măng Đen nay khác rồi
  • Về xứ võ “đừng quên” thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
  • Nhà hàng, khu du lịch ở Lâm Đồng hoạt động trở lại
  • Vãn cảnh Tiên Châu cổ tự