Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. Với vị trí đặc biệt, giao thông đối ngoại gắn kết Buôn Ma Thuột với các vùng phụ cận gồm có giao thông đường bộ và đường hàng không. Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50 - 100 từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú. Quỹ đất tại thành phố Buôn Ma Thuột phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay với những thế mạnh chính về cây công nghiệp, đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon nhất Việt Nam. Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,… Thiên nhiên ưu đãi cho thành phố Buôn Ma Thuột một mạng lưới hồ thiên nhiên, tạo nên các không gian thoáng đãng, trong lành, là nơi khai thác du lịch rất hấp dẫn và sinh động như hồ Ea Kao (di tích danh thắng cấp tỉnh), hồ Ea Chư Cáp, hồ Ea Nao, hồ Đạt Lý,… Từ những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã tạo cho Buôn Ma Thuột một nét văn hóa đặc sắc. Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Nguyên đã là cái nôi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số, như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Giẻ, Raglai, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông... Nhắc đến Buôn Ma Thuột, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản trường ca hào hùng, đến những lễ hội còn ít nhiều nét lạ thường, đến những ngôi nhà sàn, những bức tượng, những lán nhà mồ, nhưng đặc biệt là nghĩ đến nhạc cồng chiêng với một không gian văn hóa được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa của nhân loại. Phạm Dương (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

  • Pác Bó vào xuân
  • Đẹp mộng mơ những cánh đồng lau trắng vào mùa ven sông Hàn
  • Vực Rêu – điểm đến của dân du lịch phượt
  • Rựa mận cà sáy
  • Hải Dương: Làng vải Thanh Hà vào vụ sớm
  • Thử một lần đi xóm chợ cuối cùng nơi cực Nam Việt Nam: Dung dị, bình yên!
  • Khám phá các sản vật và đặc sản Long An
  • Hải Dương: Thiết lập vùng cách ly y tế tại 2 bệnh viện liên quan đến BN1045
  • Hương vị quê nhà: Gỏi mít miệt vườn
  • The Circle Vietnam - nhà nghỉ dạng ống cực độc ở Đà Lạt