Bánh tổ truyền thống Hội An hối hả trước ngày tiễn ông Công, ông Táo

Bánh tổ truyền thống Hội An hối hả trước ngày tiễn ông Công, ông Táo

Từ 20 tháng chạp Âm lịch, các lò bánh tổ truyền thống tại Hội An lại tất bật “nổi lửa” để cung ứng thị trường. Thứ bánh như là cái cớ để nhắc nhở nhau về nguồn cội “chim có tổ, người có tông”, là đặc sản rất được người Quảng Nam - Đà Nẵng ưa thích Bà Võ Thị Mận (76 tuổi, khối Hậu Xá, phường Thanh Hà, Hội An) với 50 năm theo nghề cho biết: “Năm nào đến dịp này là chúng tôi lại đỏ lửa nấu bánh. Đây là nghề truyền thống đã truyền qua 3 thế hệ trong gia đình, nên dù tuổi đã cao nhưng đến cận tết thì tôi vẫn gắng sức nấu. Bánh được bỏ cho các mối quen thuộc, xuất đi nhiều địa phương rất được mọi người tin dùng” Đài được bện bằng lá chuối, yêu cầu phải bền đẹp để khi đổ bánh sẽ không chảy ra ngoài Nguyên liệu làm bánh tổ đậm chất dân dã như: nếp, đường, gừng, mè. Để có được một chiếc bánh tổ ngon thì phải chọn được nếp tốt, dẻo, thơm. Sau đó, xay nhuyễn nếp với nước thành bột, có thêm đường được “sên” vừa tới rồi trộn đều Sau đó, cho hỗn hợp bột vào “tổ” được kết bằng lá chuối, dưới đế lót thêm cái rế bằng tre để giữ chắc Bánh được xếp vào nồi hấp, theo bà Mận năm nay cơ sở bà cung ứng ra thị trường khoảng 1.500 tổ bánh, trong đó 500 chiếc phục vụ thị trường cúng ông Công, ông Táo với giá bỏ sỉ là 25.000 đồng/tổ bánh Bánh được nấu khoảng 5 tiếng đồng hồ mới đạt độ chín. Bánh tổ phố Hội luôn cháy hàng dịp tết, bánh được bán cho bạn hàng Quảng Nam, Đà Nẵng, Sài Gòn… có khi được bạn bè mang sang nước ngoài biếu bạn bè “Người mà “cái nghiệp đã vận vào thân” thì dù lãi ít họ vẫn theo nghề. Cuối tháng Chạp mà không bày khuôn, nồi ra nấu bánh lại có cảm giác thiếu thiếu”, bà Mận chia sẻ Hiện ở Hội An chỉ còn vài hộ làm bánh vì theo nhiều người, bánh chỉ bán thời vụ nên khó tồn tại. Mỗi dịp tết đến xuân về, nghề bánh tổ truyền thống phố Hội lại nhộn nhịp góp phần giữ gìn nghề cha ông để lại, cũng như góp thêm chút “hương sắc” cho cái tết quê hương thêm trọn vẹn Công Bính-Ngô Linh/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Những mùa hoa trên cao nguyên đá Hà Giang
  • Tới Thanh Hà trải nghiệm nghề làm gốm
  • Bơ sáp, đặc sản Đắk Lắk
  • Mùa xuân ăn bánh cuốt
  • Gợi ý lịch trình ăn chơi chi tiết nhất tại phố biển Quy Nhơn
  • Làng hoa Sa Đéc đưa ra thị trường hơn 3 triệu giỏ hoa các loại dịp Tết
  • Nghề 'luyện vàng đen' ở Đất Mũi – Cà Mau
  • 'Hương sắc Lào Cai' tô đậm vẻ đẹp bản sắc và tinh hoa văn hoá Tây Bắc
  • Nhà Trăm Cột
  • 5 khu du lịch đẹp nhất Đồng Nai