Mùa xuân ăn bánh cuốt

Mùa xuân ăn bánh cuốt

Mùa xuân cây đót trổ hoa Khắp các thôn, bản (cr’noon, vêêl, bhươi) của đồng bào Cơ Tu, nhà nhà đều biết làm bánh cuốt (avị cuốt). Loại bánh này có hình dạng gần giống như bánh ú ở vùng đồng bằng. Tùy theo cư dân ở vùng cao hay thấp mà loại bánh này có tên gọi khác nhau: c’cot, cuốt, acuốt. Lá gói bánh có thể là lá chuối, lá dong, nhưng phổ biến nhất là lá đót (axở, atơớng) mọc rất nhiều ở rừng, vì thế còn có tên gọi là bánh đót. Bánh cuốt (bánh sừng trâu) Phụ nữ Cơ Tu đều được người già bày cách gói bánh cuốt từ rất sớm. Nguyên liệu gói bánh là nếp thơm, nếp than do đồng bào sản xuất ra, chiếc bánh có chiều dài khoảng 12 – 15cm, ở giữa bánh phình ra, hai đầu nhọn và cong lại như hai cái sừng trâu và buộc hai cái bánh vào với nhau thành một cặp, khi đem gói bánh lại tỏa ra hương vị hoang dã của núi rừng hòa quyện với hương nếp. Dường như, khi gặp nếp, lá đót tiết ra một chất men khiến cho bánh có hương vị thơm ngon đặc biệt, không thể lẫn với các loại lá khác. Người Cơ Tu gói xong bánh tiếp tục ngâm nước, chừng nửa buổi mới nấu. Loại bánh này được giữ trong vài ngày, nếu để lâu bánh khô cứng lại, lúc này nướng bên bếp lửa, bánh trở nên thơm, dẻo và ngon hơn. Đặc biệt, bà con Cơ Tu xem bánh cuốt là biểu tượng, sự kết tinh của âm dương, của trời đất, mưa nắng, sông suối, hồn của núi rừng nên mâm cơm cúng Yàng đều có món bánh cuốt. Theo tapchidulich.net.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Đường hoa kèn hồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng đến mùa khoe sắc
  • Vẻ đẹp của cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam
  • Trải nghiệm văn hóa xứ Tuyên giữa lòng thủ đô Hà Nội
  • Ấn tượng về Việt Nam qua Đại lễ Vesak LHQ 2019 qua góc nhìn của bạn bè quốc tế
  • Vu lan báo hiếu: Xúc động với nghi lễ Bông hồng cài áo
  • Đà Nẵng bảo tồn và chú trọng phát huy giá trị các di tích lịch sử
  • Lạch Trường - Lịch sử còn in dấu
  • "Triệu like" với những địa điểm hoài cổ ngay tại Sài Gòn
  • Đà Lạt: Nhiều khu vực chuyển màu cam, du khách cần chú ý
  • Đình cổ làng Vu Tử