Văn Miếu
Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của đất Việt. Khu di tích bao gồm hai phần chính là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Văn Miếu là khu thờ các bậc tiên thánh và Khổng Tử. Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ phụng Chu Văn An, người thầy mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa danh thu hút du khách tại Hà Nội. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, dưới triều Lý Thánh Tông. Ông cho đắp tượng Chu Công, Tứ phối và Khổng Tử để bốn mùa cúng tế các bậc tiên thánh của đạo nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông, tức thái tử Càn Đức đã cho lập Quốc Tử Giám. Nơi đây trở thành trường học hoàng gia, chọn người tài từ đám con em tông thất quý tộc cho bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Sự ra đời của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đánh dấu một bước tiến của nền giáo dục phong kiến, phù hợp nhu cầu xã hội và truyền thống hiếu học, khuyến học của dân tộc ta. Cổng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám Cổng Văn Miếu là tam quan lớn, xây 2 tầng, 3 cửa, trên có 3 chữ Văn Miếu môn. Trước cổng, phía bên phải có cảnh long ngư tụ hội, cá rồng ẩn hiện trong mây, thể hiện sự rực rỡ của các nho sinh thành đạt. Bên phải là mãnh hổ hạ sơn, ví như sự hùng dũng, khí thế của bậc tri thức bước vào đời. Đi qua cổng tam quan, lần lượt sẽ tới cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, cổng Đại Thành, cổng Thái Học. Các công trình kiến trúc này đều có giá trị lịch sử và mang tính nghệ thuật cao. Cổng Đại Trung Điều đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, vinh danh các nho sinh đỗ đại khoa trong mỗi kỳ thi. Đây là minh chứng hùng hồn nhất về lòng hiếu học của những sĩ tử thời xưa, đồng thời là tấm gương sáng cho thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay noi theo. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng phong thái, trí tuệ của Đại Việt xưa, trong sự hòa nhập cùng dòng chảy nho giáo cổ đại ở khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Thu Hiền