Vãn cảnh Chùa Thầy

Vãn cảnh Chùa Thầy

Lịch sử chùa Thầy Tương truyền chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, dạy chữ, chữa bệnh cho nhân dân và sáng lập nên bộ môn múa rối nước Kiến trúc chùa Thầy Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba "kiếp" của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Mới đầu chùa Thầy là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải tựa vào núi Sài Sơn là lung chùa. Chùa hướng mặt về phía Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng. Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất Chùa Hạ là nhà tiền tế, trưng các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có tượng Hộ pháp và tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên được nằm tách biệt ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Truyền thuyết rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa. Lễ hội chùa Thầy Hội chùa Thầy tổ chức từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.Vào ngày hội chính, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng mang tính tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Nơi đây có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Anh Vũ, theo Báo Du lịch

Có thể bạn quan tâm:

  • Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng
  • Cơm gói lá sen – món ngon trứ danh Đồng Tháp
  • Các món ăn ngày Tết của đồng bào dân tộc Giáy
  • Anantara Quy Nhơn Villas - 1 trong 16 khách sạn mới thú vị của châu Á
  • Check-in địa điểm đón năm mới ở TP Hồ Chí Minh
  • Tết ở Trường Sa: gói bánh chưng bằng lá bàng vuông
  • Sirimiri Home: Nhật Bản thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt
  • Xuyên rừng đêm ngắm bông súng nở
  • Báo Tây tiết lộ những địa điểm cắm trại "siêu hot” ở Việt Nam
  • Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928