Trầm hương là gì và công dụng của trầm hương

Trầm hương là gì và công dụng của trầm hương

1. Hình thành Trầm hương thực chất là lượng dầu kết tinh trong gỗ cây Dó Bầu. Lý do vì sao nó kết tụ như vậy thì ngày nay giới khoa học đã tìm hiểu và nắm rõ được quy luật và cách tạo trầm. Khoa học đã khẳng định, trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam ngày xưa. Khi cây dó bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm,tuỳ theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà sẽ cho ra được những khối trầm to nhỏ và hình dáng khác nhau. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh. Trầm hương kết tinh trong cây Dó giữa rừng sâu núi thẳm ở nhiều vùng miền trên đất nước, nhưng thời xa xưa chỉ có Khánh Hòa là nơi kết tụ loại sản vật quý hiếm này nhiều nhất và tốt nhất, nên vùng đất này được mệnh danh là xứ Trầm hương 2. Phạm vi phân bố của trầm hương Cây trầm hương phân bố ở các nước Châu Á, thường mọc ở các khu vực rừng mưa ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaisia, Indonesia,bắc Ấn Độ, Philippines, Borneo và New Guinea. Ở Việt Nam, ngày xưa trầm hương phân bố rộng rãi ở trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Trong đó thương hiệu trầm hương Khánh Hòa được thế giới biết đến nhiều nhất bởi chất lượng trầm tốt, thuộc 1 trong những loại trầm hương cao cấp. Thương hiệu trầm hương Khánh Hòa nổi tiếng là 1 trong những loại trầm hương cao cấp 3. Phân loại Trầm hương Trầm hương được chia làm 4 loại chính: Nụ trầm tháp Đại Lộc làm bằng bột trầm hương, bột và keo cây bời lời, không chứa phụ gia hoá chất 4. Công dụng của Trầm hương Truyền thuyết về trầm hương kể rằng nữ thần Po Nagar (hay còn được gọi là Thiên Y A Na), là Thánh Mẫu Chúa Ngọc, người Chiêm Thành biến hóa tạo ra, vị nữ thần này được thờ phụng bởi những vùng đất thuộc về Chăm Pa trước kia, nay là các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắc Lắc… nên trầm thường xuất hiện ở rừng núi tại các địa phương này. Còn về mặt khoa học, quá trình tạo trầm là tác phẩm kì diệu của thiên nhiên và tạo hóa, bằng chất nhựa đặc biệt bao bọc vết thương trên thân cây Dó bầu. Trầm sinh ra giữa đất trời và hội tụ dưới một khúc cây. Dù nhìn với góc độ truyền thuyết hay khoa học, người ta tin rằng trầm có linh tính và đặc biệt có những công dụng đáng kể về phong thủy. Trầm hương có tác dụng xua đuổi tà ma, tạp uế. Điều này được ghi nhận bởi việc trầm được sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ tôn giáo. Từ xa xưa, các quan tư tế của Ai Cập đã sử dụng trầm hương như một chất đốt để thông giao với thần linh, họ dùng trầm hương để thỉnh cầu, mời gọi thần linh đến với mình. Ngoài ra, trầm hương còn sử dụng để tẩm ướp xác trong lăng mộ, xua tan uế khí. Trầm hương được mệnh danh là mùi của Niết Bàn, bởi nó gắn liền với Phật giáo, hiện diện trong tất cả các nghi lễ, mà Phật giáo hướng đến những điều thiện luân, tu tâm, hướng thiện, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, tất cả đều tập trung vào tâm thức của con người. Người ta nói “tâm sinh ma”, khi tâm thức bị nhiễu động, sinh ra những tạp niệm, tác động đến hành vi của con người dẫn đến sa ngã, sợ hãi, gặp nhiều điều xấu, ma quỷ từ tâm mà ra. Mùi hương trầm có tác dụng an thần, nâng cao khả năng tập trung, minh mẫn, định thần, thường được dùng trong việc thiền định, giúp tâm kiên định, thư thái, từ đó mà xua đuổi những thứ tà tâm, ma quỷ. Trầm hương còn được đốt trong các nghi lễ lớn của Thiên Chúa Giáo mà người ta thường ví là hương thơm của Chúa Trời. Ngày nay, người ta vẫn sử dụng trầm hương trong các nghi thức thường nhật như tân gia, khai trương, cúng bái... Trầm hương giúp chiêu tài, dẫn lộc và mang may mắn cho gia chủ khi sử dụng. Dùng trầm hương để bày trí hay sử dụng như một chất đốt thường xuyên trong nhà được coi là một thú chơi xa xỉ của đại gia, người kinh doanh. Họ tin rằng, trầm hương khi đặt đúng vị trí có thể giúp vận khí lưu thông, thanh lọc không khí uế tạp, chuyển thành nguồn khí tốt cho môi trường xung quanh. Trầm hương được tin là chứa một nguồn năng lượng linh thiêng, như một bảo vật giúp trấn giữ, xua đuổi tà khí, dẫn dắt tài lộc Trầm hương chứa linh khí của đất trời nên chứa một nguồn năng lượng linh thiêng, như một bảo vật giúp trấn giữ, xua đuổi tà khí, dẫn dắt tài lộc. Trầm hương thường được bày trí ở những nơi như bàn làm việc, phòng khách, cửa chính. Chưa kể, hương trầm còn có tác dụng làm cơ thể thư thái, đầu óc minh mẫn, tịnh tâm, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt trong công việc, học hành. Trầm hương có thể được dùng như một loại chất đốt. Trầm hương thường được sử dụng để làm nguyên liệu trong các loại nhang như nhang tăm, trầm nụ, trầm viên, trầm thanh… dùng hương để cúng bái, xông hương, tẩy uế. Người ta có thể dùng trầm hương chế tác ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc giữ nguyên hình thái bày trí tại nơi làm việc, nhà ở. Đây là cách giúp tăng độ mỹ quan, sang trọng, bề thế cho gia chủ cũng là cách dùng trầm như một vật phong thủy trong nhà, xua tan tà khí, lưu lại mùi hương trong nhà dài lâu. Chuỗi hạt trầm hương làm bằng trầm hương nguyên chất, nguồn gốc trầm hương ở Khánh Hòa, nơi có chất lượng trầm hương tốt bậc nhất Việt Nam Trầm hương còn được chế tác thành trang sức hoặc các vật dụng trong tôn giáo như vòng đeo tay, tràng hạt, điều này càng nâng cao thế mạnh phong thủy khi giữ trầm hương luôn bên cạnh mình, xua đuổi tà ma. Hạt trầm cọ xát vào da càng giúp truyền năng lượng tốt cho cơ thể, tỏa ra hương nồng ấm giúp an thần, dễ đi vào giấc ngủ sâu. Theo tramhuongkhanhhoa.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • “Cột điện nở hoa” tại thành phố biển Phan Thiết
  • Nhộn nhịp mùa đánh bắt tôm tít trên biển Diễn Kim
  • Đạp xe xuyên rừng Yok Đôn ngắm voi
  • Rượu ngô Na Hang – Hương vị Tuyên Quang
  • Đến Đà Lạt nên đi đâu: Sổ tay các điểm check-in lãng mạn nhất
  • Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của tỉnh Tiền Giang
  • Kỳ lạ món “đèn pha đại dương”, trông thì ghê nhưng ăn lại mê ở Phú Yên
  • Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật xòe Thái
  • Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Mê hoặc mùa hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya