Toàn cảnh cầu 2.800 tỷ nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam

Toàn cảnh cầu 2.800 tỷ nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Công trình được đưa vào khai thức từ tháng 1/2019. Chiều dài toàn tuyến là khoảng 6,2 km, trong đó cầu dài khoảng 2,1 km, đoạn đường dẫn phía Hưng Yên 2,1 km. Điểm đầu tại Km 24+950 giao cắt với QL 39. Điểm cuối tuyến ở phía Hà Nam, tại Km31+115,7 giáp nối với đường dẫn cầu Thái Hà (Km1+028,01) nằm tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân. Tốc độ thiết kế là 80km/h, có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Cầu được thiết kế với 41 nhịp. Trước đây, khi cầu Hưng Hà chưa đi vào thông xe, người dân đi từ trung tâm tỉnh Hưng Yên tới thành phố Phủ Lý (Hà Nam) mất khoảng 30 km và 40 phút di chuyển. Sau khi cầu Hưng Hà thông xe, người dân di chuyển chỉ còn mất 20 km trong khoảng 20 phút. Anh Nguyễn Mạnh Ninh (tài xế ở Hưng Yên) cho biết: "Tôi lái xe tải chở hàng, trước đây thường xuyên phải đi đường vòng, nhiều khi tắc nghẽn rất bất tiện. Từ khi có cây cầu này, thời gian di chuyển giảm một nửa mà đi thông thoáng, không vất vả. Trước đây tôi chuyên chở 2 chuyến hàng/ngày nhưng nay nâng lên thành 3 chuyến/ngày". Cầu Hưng Hà được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Kết cấu nhịp chính được thiết kế dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, kết cấu nhịp dẫn dùng dầm Super-T. Dải phân cách giữa và ven cầu được lắp phản quang, hệ thống đèn chiếu sáng. Ngày 26/1/2019, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thông xe và khai thác cầu Hưng Hà và tuyến nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình với mục tiêu góp phần giảm áp lực giao thông cho cửa ngõ phía nam Hà Nội. Bề rộng toàn cầu 22,5m bao gồm dải phân cách giữa và dải an toàn 1,5m. Bề rộng mặt đường cơ giới 14,0m. Bề rộng làn xe thô sơ 6,0m. Bề rộng lan can 1,0m. Việc đưa cầu Hưng Hà cùng tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào khai thác còn được kỳ vọng sẽ thu hút xe từ quốc lộ 1, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ Hà Nam qua Hưng Yên sang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Việc kết nối hai tuyến cao tốc này sẽ giảm áp lực giao thông cho Thủ đô khi xe không phải đi từ Hà Nam lên cửa ngõ phía Nam của Hà Nội rồi vòng ra cầu Thanh Trì để đi vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hay quốc lộ 5. Toàn Vũ/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
  • Những địa danh Việt Nam nổi tiếng qua phim ảnh
  • Tập 2 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3: Ngọc Thảo vẫn sướng như tiên, Huỳnh Anh tập làm thợ mỏ
  • Tập 8 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3: Huỳnh Anh và Ngọc Thảo tiếp tục khám phá Hải Phòng
  • 10 danh lam thắng cảnh phải ghé thăm ở Hà Tĩnh
  • Về biển Châu Me hoang sơ đẹp tinh khôi và những món ngon khó cưỡng
  • Thăm Bảo tàng Gia Lai
  • Trải nghiệm cáp treo vượt biển dài nhất thế giới ở Phú Quốc
  • Đồng chí Trần Văn Nam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025
  • Diễn viên Trần Vân: Đi Sa Pa lần nào cũng như lần đầu