Công bố quyết định, đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia Khu vực đồn Long Khốt

Công bố quyết định, đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia Khu vực đồn Long Khốt

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu vực đồn Long Khốt cho lãnh đạo huyện Vĩnh Hưng Long Khốt là vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, quân đội thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng tại đây hệ thống đồn bốt kiên cố, chi khu - yếu khu Long Khốt hòng ngăn chặn đường tiến quân của bộ đội ta. Liên tục trong 3 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại khu vực Long Khốt đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Chính trên chiến trường trọng yếu này đã có trên 1.100 cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn 5, cùng với 300 cán bộ, chiến sỹ thuộc Sư đoàn 8 và các đơn vị phối thuộc như: đặc công, pháo binh, thiết giáp… trong đó Trung đoàn 174 có gần 700 cán bộ, chiến sỹ, đã hy sinh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975), chưa kịp hàn gắn vết thương chiến tranh, chưa kịp tìm kiếm và quy tập hài cốt, xác định danh tính phần mộ liệt sỹ, bè lũ diệt chủng Pol Pot từ bên kia biên giới Campuchia lại tràn sang cướp phá, giết hại đồng bào ta. Suốt 43 ngày đêm, từ ngày 14/1 đến ngày 27/2/1978, tại khu vực Đồn biên phòng Long Khốt, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường giữ yên từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thêm một lần nữa, hàng chục cán bộ, chiến sỹ ta đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất này. Bày tỏ sự xúc động sâu sắc về sự hy sinh mất mát của quân và dân ta tại Long Khốt, Đại tá Trần Thế Tuyển, Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 174, Sư đoàn 5, cho biết: “Chúng tôi, những cựu chiến binh đã vinh dự cùng đồng đội chiến đấu tại đây luôn nghĩ rằng vùng đất Long Khốt thấm đậm máu xương đồng chí, đồng bào qua mấy cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc thật linh thiêng, không thể bị lãng quên. Những cựu chiến binh chiến trường Long Khốt chụp ảnh kỷ niệm cùng với các đại biểu tại buổi lễ Long Khốt phải được mọi người biết đến như các Di tích lịch sử Quốc gia: Thành cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô, Truông Bồn, Tầu Ô - Xóm Ruộng, Chuồng cọp Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc… Đó cũng chính là động lực để Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 174 tại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cấp ủy, chính quyền,tỉnh Long An, huyện Vĩnh Hưng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An và các cơ quan chức năng sưu tầm tư liệu, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận khu vực đồn Long Khốt là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia”. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa, khẳng định: Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt chứa đựng những giá trị lịch sử, an ninh - quốc phòng, văn hóa và nhân văn sâu sắc đã được UBND tỉnh Long An quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 27/2/1997. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của di tích, Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tiếp tục được lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia. Ngày 17/5/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1792/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng Khu vực đồn Long Khốt thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng là Di tích cấp Quốc gia. Đây là bước ngoặt quan trọng làm cơ sở pháp lý, khoa học để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đức Hạnh/ baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Thơm ngon đặc sản cá lóc U Minh Thượng
  • Đến nhà Bà Đất, ăn cơm cháy nồi gang
  • Hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL
  • Triển lãm bản đồ, tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa
  • Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
  • Cô gái 21 tuổi Bùi Kim Quyên đăng quang Người đẹp xứ Dừa 2019
  • Quảng Ngãi: Chấm dứt hoạt động chợ đêm Sông Trà
  • Ốc hút: Lựa chọn thích hợp cho ngày gió lạnh
  • Về 'Hoa quả sơn' nơi đại ngàn Chư Mom Ray
  • Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa