Rạch Giá

Rạch Giá

Nhưng lịch sử khai phá Rạch Giá được tính từ thế kỷ XVII khi chúa Nguyễn đàng trong đưa Rạch Giá trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc trấn Hà Tiên xưa. Sau nhiều năm phát triển, đến nay Rạch Giá trở thành đô thị loại II, là thủ phủ tỉnh Kiên Giang, cùng với Long Xuyên, Cần Thơ và Cà Mau là một trong 4 đô thị trọng yếu của Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là đô thị lớn của vùng, là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều du khách biết đến với nền du lịch đặc biệt phát triển. Rạch Giá chính là nơi có nhiều cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, lại có sức hút mạnh mẽ đối với thực khách phương xa khi đến thăm thành phố. Người Việt, Hoa và Khmer là những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá, cùng vô số đền đài, chùa chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ. Những địa điểm văn hóa lịch sử nổi tiếng lại có kiến trúc độc đáo ở Rạch Giá như Cổng Tam Quan - biểu tượng của thành phố, đền Nguyễn Trung Trực, hay chùa Tam Bảo,..là những địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến đây. Công viên văn hóa An Hòa Nhưng Rạch Giá còn có những điểm tham quan hiện đại mà không thể không kể đến là khu đô thị lấn biển đầu tiên của Việt Nam, một niềm tự hào khác của người dân địa phương. Khác với các khu đô thị ven biển thông thường, khu đô thị lấn biển không có những bãi cát trắng hay rặng dừa, mà là một khung cảnh lãng mạn như một thành phố biển Caribe với những hàng phi lao, những bờ kè đá trăng và những ngôi nhà 1 tầng lấp ló sau rặng cây. Để thay đổi không khí, du khách cũng có thể ghé qua Công viên văn hóa An Hòa, nơi được xem như khu vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch trọng tâm và là lá phổi xanh của thành phố Rạch Giá. Như một gạch nối giữa lịch sử và tương lai, giữa truyền thông và hiện đại, so với các đô thị khác trong vùng và cả nước, đô thị Rạch Giá có một kho báu du lịch chưa được khám phá. Sự dung hợp của các tộc người, các nền văn hóa lớn, chủ yếu từ Kinh, Hoa, Khơ-me; sự đa dạng và giao lưu văn hóa thể hiện ở các kiến trúc đình, chùa, các công trình thờ tự đang tạo ra sức hút và tiềm năng lớn của thành phố Rạch Giá.

Có thể bạn quan tâm:

  • Khôi phục nghề trồng bông dệt vải của người Thái Quỳnh Nhai
  • Lạng Sơn: Phát triển du lịch cộng đồng và leo núi thể thao
  • Quảng Ngãi đề nghị công nhận 3 bảo vật quốc gia
  • Món ngon Sông Cầu níu chân du khách
  • Chùa Khải Đoan
  • Dự kiến có 48 đội tham gia lễ hội Đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020
  • Hấp dẫn bờ biển hoang sơ ở Mũi Kê Gà, Bình Thuận
  • Ngọc Thảo sang chảnh, Huỳnh Anh tập làm ngư dân trong tập 1 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3
  • Đắk Lắk: Triển lãm 'Ngày hội non sông'
  • Du lịch Hà Giang hướng tới thích ứng an toàn với COVID-19