Phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ

Một số sản phẩm làm từ cỏ bàng Từ đầu năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long; quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững và sinh kế ổn định cho người dân. Ông Lâm Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cho biết: "Trước mắt chúng tôi làm sao bảo tồn được đồng cỏ bàng, để tạo ra các sản phẩm từ cây cỏ bàng, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng ở đây để họ thấy được khu bảo tồn này đem lại lợi ích cho họ, thì họ mới đồng thuận cao hơn trong công tác bảo tồn với mình." Phụ nữ và trẻ em thường đảm nhận việc đan cỏ bàng vì đây là công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo Hầu hết các mẹ, các chị người Khmer ở Phú Mỹ đều biết đan cỏ bàng. Cứ hai ngày một lần, từ 3 giờ sáng, các mẹ các chị đã bắt đầu trở dậy đi nhổ cỏ bàng. Công việc đan lát các sản phẩm từ cỏ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nên phụ nữ và trẻ em thường làm công việc này. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 lao động nhận việc làm các sản phẩm cỏ bàng, trong đó 90% là bà con người Khmer. Anh Lý Hoàng Bảo, phụ trách thủ công mỹ nghệ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cho biết: "Nhờ phát triển của thị trường nên cũng có sản phẩm mới như giỏ, nón, đan đệm để cắt, may phối hợp với phụ liệu, phụ kiện để làm giỏ thời trang, như ba lô, túi xách, giày dép. Là một sản phẩm thân thiện với môi trường, có tiềm năng phát triển rất cao." Chị Phép, ấp Kinh Mới, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết: "Nghề này trong gia đình em thì em là đời thứ năm làm nghề này, mình đi làm vậy rồi ông xã đi làm cũng dư được một phần của ông xã, của mình thì cũng xài lặt vặt trong nhà cũng đủ. Một tháng thu nhập bình quân là 3 triệu." Làng nghề đan cỏ bàng là một trong những làng nghề truyền thống ở Kiên Giang Dự án bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ đã thành công qua việc phát triển làng nghề đan cỏ bàng một cách bền vững. Thời gian qua, khu bảo tồn đã phối hợp với Hội Sếu quốc tế thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình trồng cỏ bàng trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ”; tổ chức đoàn công tác tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý, vận hành, phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao trình độ năng lực cho công nhân viên trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển làng nghề. Vietnam Journey/ TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Ninh Thuận tạm dừng đón khách du lịch để phòng dịch Covid-19
  • Cẩm nang du lịch Nghệ An
  • “Sắc dó và gốm Hương Canh”: tôn vinh hai làng nghề truyền thống
  • Lạc vào Phú Quốc trong mơ
  • Khánh Hòa lên “kịch bản” phục hồi du lịch
  • Lạ kỳ hồ nước sôi quanh năm nhưng vẫn mát lạnh ở Vĩnh Long
  • Về Đồng Tháp thưởng thức ẩm thực từ sen
  • Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc Vesak bắt đầu từ lúc nào?
  • Mát dịu với vẻ trong xanh, tĩnh lặng của hồ Kẻ Gỗ
  • Biển Cửa Tùng