Nhịp sống mới nơi ngã ba sông Đà
Xã Huổi Só cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ gần 200km, có diện tích tự nhiên hơn 6.200 ha, núi đá chiếm đến 60% diện tích. Xã có hơn 2.500 nhân khẩu thuộc 2 cộng đồng dân tộc chính là Mông và Dao, sinh sống ở 9 bản, trong đó cộng đồng dân tộc Dao chiếm hơn 75% Từ năm 2011, khi Thủy điện Sơn La dẫn dòng, đóng đập tích nước thì nước mặt sông Đà rất phẳng lặng, hiền hòa, trong xanh suốt tháng, suốt mùa, tạo thế mạnh về giao thông đường thủy Nhịp sống mới của người dân nơi đây ổn định hơn, cuộc sống khấm khá hơn Tại bản Tênh Phông, lưu vực sông Đà vặn mình, lấn sâu vào nội địa tạo nên vùng “vịnh”. Những vách đá dựng đứng, cao ngút trong “vịnh” giúp hình thành một kiệt tác thiên nhiên hiếm có Cây cầu treo Pa Phông bắc qua vùng “vịnh” trên con đường độc đạo nối trung tâm xã Huổi Só với bản Huổi Lóng, là điểm nhấn cho khung cảnh thiên nhiên hòa hợp, kỳ vĩ trên lòng sông Đà. Một quả núi đã ngập sâu trong lòng sông Đà, chỉ còn lại mỏm đá giữa mênh mông nước Người dân Huổi Só đã dần quen với nhịp sống sông nước Phát triển các mô hình kinh tế mới thay vì chỉ trông chờ vào cây lúa, cây ngô như trước Trong 9 bản của xã Huổi Só thì 5 bản có diện tích tiếp giáp dọc lưu vực sông Đà trên suốt chiều dài gần 30km. Bản tái định cư Huổi Lóng có vị trí là vùng tiếp giáp “ngã ba sông Đà - ngã ba 3 tỉnh”, gồm xã Huổi Só (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên), xã Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) và xã Cà Nàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) Cung đường Huổi Só - Huổi Lóng dài hàng chục km chạy dọc, men theo sông Đà Những cư dân đi khám phá vùng đất mới thuộc dòng tộc người Dao quần chẹt đã vượt dòng sông Đà lắm thác ghềnh để khai sơn lập địa, sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất Huổi Só, cho đến ngày nay đã trải qua 6 đời Điều làm nên một Huổi Só trữ tình, cuốn hút du khách trong và ngoài tỉnh, ngoài nét độc đáo trong kho tàng văn hóa của người Dao (ngành Dao quần chẹt) còn gìn giữ, bảo lưu, trao truyền thì khung cảnh thiên nhiên sông Đà cũng là điểm nhấn thú vị, tạo nên thế mạnh về du lịch cho mảnh đất thuộc khu vực “ngã ba sông- ngã ba 3 tỉnh” này. Vũ Lợi / VOV Tây Bắc