Nghề trồng cói ở Vĩnh Long

Nghề trồng cói ở Vĩnh Long

Cánh đồng cói đang vào giai đoạn thu hoạch Việc thu hoạch cói tốn nhiều công sức. Các hộ nông dân thường chọn phương pháp “hợp tác”, xoay vòng thu hoạch cho từng hộ Sau khi cắt gốc, tiến hành lựa lại những sợi cói dài và còn xanh, loại bỏ những sợi ngắn hoặc có màu ngả vàng Cói được cột cẩn thận lại thành từng bó lớn để vận chuyển Một trong những loại cây trồng từ lâu đã được sử dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường là cây cói, loại cây phổ biến ở vùng đất ngập nước ngọt. Sợi cói dùng để dệt chiếu và các hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện sợi cói đang được quan tâm vì có thể làm giỏ xách thay thế cho túi nhựa, giúp bảo vệ môi trường. Hơn 20 năm trước có phong trào trồng cói thay cho trồng lúa nước truyền thống tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Cây cói có thể cho thu hoạch từ 3-4 vụ/năm thay vì 2 vụ lúa. Giống cói ở Vũng Liêm có thân tròn, cứng và dài hơn giống cói mọc hoang dại. Tập kết cói để chuẩn bị cho công đoạn chẻ đôi Chẻ cói ngay trên đồng vì việc vận chuyển vào nhà khá nặng nhọc Việc chẻ cói cần đến 2 người cùng làm với máy chẻ cói thô sơ mua từ các cơ sở sản xuất trong vùng Cói sau khi chẻ được phơi ngay lập tức trên đồng ruộng theo kiểu trải đều từng sợi Sợi cói khô được bó lại thành từng bó và tránh bị mưa làm ướt để giữ được màu xanh tự nhiên của cói Quan trọng nhất trong quá trình thu hoạch cói và chế biến thành sợi là công đoạn phơi khô để bảo quản lâu dài. Sợi cói khi đó phải có màu xanh nhạt hoặc trắng và độ ẩm dưới 30% để ngăn nấm mốc phát triển. Ngoài việc phơi, công đoạn cắt và chẻ cói cũng tốn nhiều công sức. Lề đường được sử dụng để phơi cói. Vào mùa mưa, việc đảm bảo cho nguyên liệu cói sợi đạt chất lượng xuất bán sẽ vất vả hơn Cói sợi sau khi phơi khô được bán cho thương lái Những sợi cói ngắn và nhỏ hơn không đạt kích thước để dệt chiếu sẽ được bà con bện lại thành sợi to để bán Những ngày mưa to hoặc nước ngập, việc làm của các hộ nông dân là bện sợi cói với sự hỗ trợ của máy móc Sợi cói có thể làm giỏ xách thay thế cho túi nhựa, giúp bảo vệ môi trường Tương lai của làng nghề trồng cói ở Vĩnh Long đang rất cần sự quan tâm của các nhà khoa học, nhằm tìm ra giải pháp chống lại biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Lâm Quang Ngôn/baotnvn.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Khu bảo tồn Tây Yên Tử
  • Khôi phục nghề trồng bông dệt vải của người Thái Quỳnh Nhai
  • Homestay thân thiện ở Lý Sơn
  • Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
  • Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ không kém phần thơ mộng của Thác Mu
  • Điểm danh những điểm lưu trú hạng sang ở Nghệ An
  • Tạm dừng vận tải hành khách từ Quảng Ngãi đi các tỉnh, thành phố và ngược lại
  • Côn Đảo mở cửa di tích, khôi phục hoạt động du lịch
  • Những nét độc đáo trong trang phục của đồng bào Chăm
  • Ngon nhất ốc hương nướng Phan Thiết