Món ăn nổi tiếng, gây thương nhớ ở phố núi Pleiku

Món ăn nổi tiếng, gây thương nhớ ở phố núi Pleiku

Quán bánh xèo thịt bò Quán bánh xèo của bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi) đường Trần Bình Trọng, phường Diên Hồng là một trong những địa chỉ ăn sáng quen thuộc ở thành phố Pleiku (Gia Lai), khác với các loại bánh xèo khác là nhân được làm từ thịt bò. Công thức làm bánh cũng không khác nhiều so với các vùng khác, khi có khách gọi món, chủ quán dùng chiếc vá đổ một lớp bột mỏng vào chảo rồi cho các loại nhân như giá, thịt vào rồi đậy vung lại. Chiếc bánh đến tay thực khách lúc nào cũng nóng hổi, giòn rụm. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận mùi thơm của thịt bò, của các loại nguyên liệu hòa quyện lan tỏa trong vòm miệng. Ngoài nhân thịt bò, bạn có thể gọi bánh xèo trứng, tôm hoặc thập cẩm theo ý thích. Mỗi chiếc bánh thông thường có giá 5.000 đồng, loại thập cẩm có giá gấp đôi. Phở khô (phở hai tô) Du khách đến thành phố cao nguyên Pleiku cũng không thể bỏ qua được món "phở hai tô" nổi tiếng của người dân vùng đất này. Đây làm món ăn đặc trưng, góp phần tạo nên sự phong phú cho nền ẩm thực của cao nguyên. Phở hai tô độc đáo từ chính cách ăn. Nếu như các tô phở ở các nơi khác, nguyên liệu và nước lèo được dùng chung trong một tô, thì ở cao nguyên này, nước dùng sẽ được phục vụ riêng trong một tô khác. Người ăn sẽ thưởng thức phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau sống và một chút tương đen đặc biệt, được chế biến theo phương thức gia truyền của mỗi quán. Nguyên liệu dùng để chế biến món phở gồm sợi phở tròn, mảnh, không mềm và dẹt như phở thường. Bánh phở được làm hoàn toàn từ gạo nên sợi phở dai, thơm mà không bị vón nát... Khi ăn bạn sẽ cảm nhận một chút thơm thơm của bánh phở quyện lẫn chút ngọt đậm đà của thịt nạc bằm, một chút giá trần, chút hành phi thơm vàng và chút cay nồng của ớt. Tùy từng khẩu vị của mỗi thực khách mà có thể tự tay cho thêm chút xì dầu, chanh, giấm cho vừa miệng. Bún mắm thối Chỉ cần đến gần quán ăn, bạn sẽ ngửi thấy mùi thum thủm bởi cua đồng sau khi được mua về rửa sạch, giã lấy nước thì người chế biến sẽ ủ một đêm cho cua lên mùi rồi mới mang đi nấu. Món ăn này cũng có thêm một số thành phần như ngoài nước cua, để ngọt nước, đầu bếp còn cho thêm măng luộc hay cả trứng vịt luộc, thêm chút tóp mỡ hành phi, da heo khô, bánh phồng tôm ăn cùng. Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng. Theo danviet.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Xương Giang
  • Đến Hòa Bình phải thử những món đặc sản này
  • Tà Chì Nhù, cung đường chinh phục nóc nhà Yên Bái
  • Phú Quốc Wildland Resort - viên ngọc xanh của biển
  • Ngắm bộ sưu tập cá nhân trang phục triều Nguyễn hiếm có tại Huế
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng 2020
  • Tháp Po Klong Garai – Điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận
  • Khách sạn Rex: Viên ngọc giữa lòng Sài Gòn
  • Bắp nướng mắm nêm - món ăn đường phố ngon hết xảy ở Phú Yên
  • Những điểm check-in cực chất ở đảo Lý Sơn