Làng nghề bên bờ biển Cửa Hội

Làng nghề bên bờ biển Cửa Hội

Trong cái nắm tay đầu năm mới 2019, ông Hoàng Đức Thương- Trưởng ban Quản lý làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 tâm sự: “Nghề làm nước mắm ở đây đã có lâu đời, từ khi cha ông đến khai hoang lập ấp gắn bó với nghề  biển. Nước mắm Hải Giang 1 là một trong những thương hiệu nước mắm có tiếng ở trong vùng. Tuy nhiên, qua thời gian với việc sản xuất thủ công nhỏ lẻ cộng với hạn chế trong việc quảng bá và thị hiếu tiêu dùng thay đổi dẫn tới nhiều hộ dân trong làng hạn chế sản xuất hoặc bỏ nghề. Mãi cho đến năm 2010, khi Ban Quản lý làng nghề được thành lập, nhiều nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh đã giúp cho nghề làm nước mắm dần được khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương”. Quá trình lọc nước mắm bằng máy sau khi chưng cất ngoài bể Hiện nay, làng nghề có 78 hộ gia đình tham gia. Bình quân mỗi năm làng nghề chế biến khoảng 800.000 lít nước mắm cung cấp ra thị trường chủ yếu là phía Bắc, phần còn lại là bán nhỏ lẻ cho khách du lịch khi về tham quan tắm biển tại Cửa Lò, Cửa Hội. Các hộ tham gia chế biến nước mắm trong làng nghề không đồng đều về trữ lượng chế biến vì còn phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng gia đình. Hộ làm nhiều nhất mỗi năm khoảng 70 đến 100 tấn cá, hộ ít nhất khoảng 5 - 10 tấn cá, còn lại phần lớn là bình quân từ 30 - 50 tấn cá mỗi năm. Sau 3 năm thành lập làng nghề, năm 2013, nước mắm Hải Giang 1 đã được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Các cơ sở sản xuất nước mắm của làng nghề đều sử dụng nhãn hiệu chung, kèm theo tên và địa chỉ của từng cơ sở nhằm gắn trách nhiệm xây dựng thương hiệu làng nghề đối với từng hộ thành viên. Bởi thế, người tiêu dùng rất ưa chuộng các loại mắm truyền thống nhưng cũng đòi hỏi khắt khe về quy trình sản xuất cũng như những thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Với một quy trình sản xuất nước mắm sạch, nhiều cơ sở sản xuất chế biến nước mắm ở đây đã đưa được sản phẩm đến với sự hài lòng và tin dùng của khách hàng, đặc biệt là du khách. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Hải Giang 1, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Nước mắm ở đây được chế biến từ cá cơm, lựa con vừa phải và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Công việc chế biến nước mắm cũng có từng công đoạn rõ ràng và phải tỉ mỉ, cẩn thận để có những giọt nước mắm thơm, ngon. Ở làng nghề này, bên cạnh nước mắm được chưng cất trực tiếp, đem phơi nắng để bán ra thị trường thì còn có loại nước mắm được hạ thổ. Sau khi nước mắm được lọc trong và cho vào chai thủy tinh đem chôn cất ở những vùng đất cát sạch khoảng 1 năm. Khi đưa lên nước mắm sẽ thơm dịu hơn, vị ngọt đậm đà hơn và màu sắc cũng bắt mắt hơn. Loại nước mắm hạ thổ này được bán ra với giá cao hơn khoảng 120 đồng/lít. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của làng nghề chế biến là “nói không với hóa chất, không chất bảo quản”. Nước mắm được sản xuất ra và làm chín bằng ánh sáng tự nhiên của Mặt Trời. Tới nay, nước mắm Hải Giang 1 đã trở thành một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. Tháng 7/2018 được tỉnh bình chọn 1 trong 14 sản phẩm tiêu biểu và nước mắm Hải Giang 1 cũng đã lọt tốp sản phẩm tiêu biểu của Bắc Trung Bộ. Lương Anh, theo DĐK

Có thể bạn quan tâm:

  • Hải Dương: Thiết lập vùng cách ly y tế tại 2 bệnh viện liên quan đến BN1045
  • Ngôi nhà phủ gốm đỏ chất đầy đồ cổ độc nhất miền Tây
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt - Xứ sở ngàn hoa lãng mạn
  • Mai Châu
  • Bến En: Nàng công chúa ngủ trong rừng sâu
  • Du lịch xanh tại "thánh địa công nghiệp" Bình Dương - Tại sao không?
  • Hà Tĩnh: Tiếp nhận quả chuông cổ quý hiếm từ thời nhà Trần
  • Bãi Con
  • Hà Nội: Đón 143 khách Nhật Bản dịp Tết Dương lịch
  • Nghệ An: Tưng bừng khai mạc Ngày hội thắm tình Việt Nam - Lào 2019