Lâm Bình - Tuyên Quang: Tiềm năng phát triển du lịch
Hồ thủy điện Tuyên Quang còn hoang sơ trên bến dưới thuyền Lâm Bình được nhiều khách du lịch biết và tìm đến là từ khi thủy điện Tuyên Quang hoàn thành. Hồ thủy điện Tuyên Quang rộng trên 8.000 ha với nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình làm say đắm lòng người. Với những thắng cảnh như: Núi Cọc Vài, động Song Long, thác Khuổi Nhi, thác Khuổi Súng, di tích khảo cổ Hang Phia Vài… là danh lam thắng cảnh quốc gia để lại ấn tượng độc đáo cho du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Lâm Bình. Do mới được thành lập, cơ sở hạ tầng vật chất còn khó khăn, chính vì vậy mà phát triển du lịch cộng đồng homestay là giải pháp hữu hiệu tại huyện Lâm Bình. Xã Thượng Lâm là địa phương đầu tiên xây dựng khá thành công mô hình du lịch cộng đồng, đây cũng là xã đầu tiên về đích nông thôn mới của huyện Lâm Bình. Gia đình chị Triệu Thị Sướng, người Tày, ở thôn Nà Tông là một trong những hộ làm du lịch cộng đồng homestay đầu tiên ở xã Thượng Lâm, cho biết: Trước đây, gia đình không nghĩ đến việc làm du lịch, nhưng từ khi nhiều đoàn khách đến với Lâm Bình có nhu cầu nghỉ lại, chị đã quyết định vay vốn ngân hàng sửa lại ngôi nhà sàn truyền thống cho khách du lịch có chỗ ăn nghỉ, thu nhập từ du lịch cũng được trên 20 triệu đồng/ tháng. "Ngày xưa làm ruộng nương khó khăn, khi làm du lịch thì gia đình và bà con cũng có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn. Mong du lịch homestay phát triển bền vững", chị Sướng cho biết. Được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, người dân đã từng bước nâng cao dịch vụ du lịch cộng đồng. Nhiều đội văn nghệ hát then, hát cọi, đàn tính được thành lập để giao lưu với du khách. Cơ sở vật chất, môi trường phục vụ cho du lịch cộng đồng ngày một nâng lên. Hiện nay, ở huyện Lâm Bình đã có 18 hộ tại các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can đang tham gia chương trình phát triển du lịch cộng đồng homestay. Nhiều hộ dân ở xã Thượng Lâm đã tu sửa nhà sàn để làm homestay Bà Trẩu Thị Gấm, Phó chủ tịch UBND xã Thượng Lâm, cho biết: Phát triển du lịch cộng đồng được gắn kết chặt chẽ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích, danh lam, thắng cảnh, khôi phục các lễ hội, nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhất là đặc sản của địa phương phục vụ nhân dân và du khách. Bà Gấm cho biết: "Hàng năm cũng tổ chức cho các hộ và tổ chức cá nhân có nhu cầu vài ba lần về chế biến thức ăn, ứng xử cộng đồng, giao tiếp về văn hóa du lịch." Coi phát triển du lịch là mục tiêu quạn trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, UBND huyện Lâm Bình đã có nhiều chương trình, chính sách hộ trợ, tổ chức đi nhiều đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có kinh nghiệm phát triển du lịch. Để phát triển bền vững du lịch cộng đồng, huyện Lâm Bình đang tập trung quy hoạch lại các vùng du lịch, tái tạo lại các giá trị văn hóa của các dân tộc từng bị mai một, hướng dẫn người dân làm du lịch theo hướng bền vững. Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, cho biết: Lâm Bình là huyện xa nhất ở tỉnh Tuyên Quang điều kiện kinh tế rất khó khăn, du lịch cũng chính là hướng thoát nghèo bền vững. "Nhiệm kỳ tới sẽ đưa du lịch lên nhiệm vụ hàng đầu. Tiềm năng du lịch do các tổ chức quốc tế, hãng lữ hành khách thăm quan đánh giá. Với mục tiêu giữ rừng thật tốt, bảo vệ môi trường thiên nhiên thật tốt gắn xây dựng nông thôn mới để phát triển du lịch", ông Nguyễn Văn Hiền chia sẻ. Phát triển, khai thác du lịch cộng đồng homestay đang từng bước thay đổi diện mạo huyện Lâm Bình. Từ du lịch, hàng hóa sản phẩm đặc sản địa phương đã được nhiều người biết đến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới khi tuyến Tỉnh lộ 188 từ huyện Lâm Bình kết nối với tỉnh Hà Giang được thông xe sẽ hình thành một trục du lịch khép kín, hấp dẫn nối liền vùng đất cách mạng Lâm Bình với tỉnh Hà Giang điểm đầu của Tổ quốc. Mạnh Phương/ VOV1