Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng: Điểm đến hấp dẫn, thú vị

Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng: Điểm đến hấp dẫn, thú vị

Đến với khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 20.000ha, trải dài theo 6 xã: Thần Sa, Sảng Mộc, Thượng Nung, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả (trong đó có 17.474ha rừng đặc dụng), điều khiến chúng tôi vô cùng ấn tượng là hệ sinh thái núi đá vôi trùng điệp, với nhiều hang động mang vẻ đẹp tự nhiên như hang Thằm Bau, động Thăm Luông, hang Phiêng Tung, động Bó Pha, thác Mưa Rơi… Ở đây có những nhũ đá mang hình tượng độc đáo, sinh động được hình thành một cách tự nhiên, hoang sơ và kỳ vĩ. Dãy núi Ngườm mang một một vẻ đẹp hoang sơ và kĩ vĩ Theo chia sẻ của những cán bộ kiểm lâm đang làm công tác giữ rừng ở khu bảo tồn, nơi đây còn có 160 họ thực vật, với 1.096 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển như: Lan Kim tuyến (nhóm 1B); những cây cổ thụ lớn như: Nghiến, Trai Lý, Thông tre, Đinh Sến… Ngoài ra, khu bảo tồn hiện đang có 295 loài động vật hoang dã, với nhiều loài chim quý hiếm, nhất là khỉ mặt đỏ - một trong những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam. Để cảm nhận được hương sắc núi rừng ở Khu bảo tồn, chúng tôi cho xe chạy thật chậm ngắm thác Mưa Rơi hay còn gọi là thác Nặm Rứt, thuộc địa phận xã Thần Sa. Chị Lê Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thần Sa tự hào cho biết, mùa hè, thác Mưa Rơi lúc ẩn, lúc hiện. Sau mỗi đợt mưa rừng, nước từ trên núi đổ về, các tầng thác ào ạt chảy, bọt tung trắng xóa. Khi ấy, ngắm những tầng thác thật đã mắt. Vài ba ngày, khi nắng lên, nước ở các tầng thác vơi dần nhưng lúc này, cả dòng thác được khúc xạ thành vô số những cầu vồng đủ màu sắc chiếu rọi xuống dòng sông Thần Sa trong xanh. Nằm trong quần thể của Khu bảo tồn, mái đá Ngườm, thuộc địa phận xã Thần Sa cũng là một điểm đến rất thú vị. Mái đá cao 30m, rộng 60m nằm trên sườn dãy núi Ngườm. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 4 địa tầng văn hóa khảo cổ: Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi và Ngườm. Những phát hiện khảo cổ học ở đây đã cho những luận cứ khoa học hết sức thuyết phục để khẳng định Thần Sa là nơi cư trú của nhiều thế hệ người cổ. Do đó, nơi này có một vị trí đặc biệt trong việc tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của con người nguyên thủy trên đất nước ta nói riêng và cả vùng Đông Nam Á nói chung. Điểm qua vài nét chấm phá để thấy, khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thú vị đến nhường nào. Đây sẽ là địa điểm khám phá hấp dẫn, thú vị cho những ai yêu thích và chinh phục thiên nhiên. Theo Báo Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm:

  • Thánh địa Mỹ Sơn
  • Cẩm nang du lịch Nghệ An
  • Mỹ nam Hàn Quốc gợi ý đủ góc sống ảo ở sa mạc Hòa Thắng
  • Trải nghiệm rừng ngập mặn
  • Về miền sa thảo, “trái tim” của thiên đường du lịch Ninh Thuận
  • Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn
  • Có một Bình Định rất khác
  • Động Thiên Hà - "Chốn thần tiên” trong di sản Tràng An
  • Cuốn hút sắc màu đồng ngô mùa thu hoạch
  • Làng hoa giấy lâu đời ở Huế