Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa, đã được Ủy ban di sản thế giới UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 1/8/ 2010. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng Thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích này có tổng diện tích là 18.395ha, bao gồm khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Cửa Bắc, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn. Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu Di tích khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945). Trên thế giới rất hiếm có Thủ đô một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá liên tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích. Điện Kính Thiên Rồng đá điện Kính Thiên được xây dựng năm 1467, là tuyệt tác kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn Điện Kính Thiên là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Trước di tích này là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Hậu Lâu Hậu lâu nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn Hậu lâu còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, rộng khoảng 2.392m2, là nơi ở của hoàng hậu, các công chúa và cung tần, mỹ nữ thời phong kiến. Công trình được xây bằng gạch, lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói. Cửa Bắc Bắc Môn còn gọi là cửa Bắc, nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805 là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Ở Cửa Bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn Khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều điểm hấp dẫn, chờ đợi du khách yêu lịch sử và khảo cổ học tới tham quan và khám phá. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà của cả đất nước Việt Nam. Lan Hương Nguồn: hoangthanhthanglong.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Tháng 5 về thăm làng Sen quê Bác
  • Khách sạn Ravatel
  • Lạng Sơn: Công bố Biểu trưng và Khẩu hiệu du lịch
  • Bệnh nhân Covid-19 thứ 251 tại Hà Nam tử vong do xơ gan giai đoạn cuối
  • Về thăm đất chè đặc sản Tân Cương
  • Khởi công xây dựng đường Lục Yên (Yên Bái) đi Bảo Yên (Lào Cai)
  • Tây Ninh khôi phục vận tải hành khách liên tỉnh với TP.HCM từ 31/10
  • Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2021 tại Đắk Lắk
  • Các lễ hội, lễ nghi tôn giáo lớn tại Bình Thuận hoạt động trở lại
  • Đà Nẵng thí điểm gắn mã QR trên các tuyến đường du lịch