Hà Tĩnh cấm biển từ 15h chiều nay

Hà Tĩnh cấm biển từ 15h chiều nay

Từ 15h chiều 17/9, Hà Tĩnh bắt đầu cấm biển. Ảnh minh họa: Thanh Hiếu Theo Công điện về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 5 trên Biển Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên và thông báo, hướng dẫn cho chủ các phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 5 để tìm nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức hướng dẫn các phương tiện trong khu neo đậu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; rà soát các vùng dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng thấp trũng để kịp thời thông báo, hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó, kiểm tra. Yêu cầu các ban quản lý dự án các công trình đang xây dựng dở dang phải có phương án đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cao. Ông Ngô Đức Hợi, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển từ 15h chiều nay. “Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị phương án, đặc biệt là kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, hướng dẫn neo đậu an toàn; chỉ đạo bà con ngư dân có phương án đảm bảo an toàn cho nuôi trồng thuỷ sản ven biển; chỉ đạo bà con thu hoạch cây trồng đề phòng bão làm ảnh hưởng thiệt hại; chuẩn bị phương án sơ tán dân theo kịch bản đã được tỉnh phê duyệt,” ông Đức Hợi cho biết. Tại tỉnh Nghệ An, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiến cứu nạn tỉnh đề nghị Chủ tịch các huyện, thành phố, thị xã; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; bộ đội, công an, các sở, ngành, công ty thủy lợi… theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê biển, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa; không cho phép tích nước nếu hồ đập không đảm bảo an toàn; Sở Giao thông vận tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa lũ lớn; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính; Các đơn vị cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Sỹ Đức/VOV1

Có thể bạn quan tâm:

  • 5 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Tĩnh
  • Làng cổ Hùng Lô - Nét đẹp bình dị
  • Địa chỉ cuối tuần: 3 nhà hàng đồ Âu ấm cúng đêm Noel
  • Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
  • Toàn cảnh lễ khai mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV
  • Mì thảy Nghiệp Ký nức tiếng Vũng Tàu
  • Bế mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020
  • Đảo Nhất Tự Sơn
  • Thăm vườn thanh long nổi tiếng nhất Việt Nam
  • "Xõa" hết mình ở khu du lịch sinh thái Thủy Châu